Tin tức
on Friday 01-10-2021 10:35pm
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Nguyễn Thị Ngọc Nữ - IVFMD
Mối liên quan giữa các phương pháp hỗ trợ sinh sản (HTSS) và các bất lợi trong quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi đã và đang được quan tâm nghiên cứu trong vòng hơn 20 năm vừa qua. Khi so sánh thai kỳ của chuyển phôi (CP) trữ và CP tươi ở giai đoạn phôi ngày 3 (N3) sau IVF/ICSI, Johnson KM và cộng sự (2019) ghi nhận rằng trẻ có xu hướng có cân nặng lúc sinh cao hơn ở những chu kỳ CP trữ so với các chu kỳ CP tươi. CP đông lạnh cũng có liên quan đến tình trạng thai nặng cân hơn so với tuổi thai và tiền sản giật (TSG). Tuy nhiên, sự phát triển trong tử cung và cân nặng trẻ sinh ra có liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường bên trong tử cung người mẹ. Bên cạnh đó, sự khác nhau về cân nặng trẻ sinh ra giữa chu kỳ tự nhiên hoặc chu kỳ CP tươi và chu kỳ CP trữ vẫn chưa được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Giả thuyết giải thích phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất cho hiện tượng này là tác động đa yếu tố (multifactorial). Gần đây, nghiên cứu của tác giả Paolo Ivo Cavoretto và cộng sự (2020) đã được tiến hành nhằm đánh giá chiều dài đầu-mông (CRL) so sánh giữa các chu kỳ CP tươi và chu kỳ CP trữ. Nghiên cứu này sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tác động của các phương pháp HTSS lên sự phát triển sớm của thai nhi ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đây là một nghiên cứu phân tích thứ cấp từ một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu về các thai kỳ TTTON đơn thai CP tươi và CP trữ ở giai đoạn phôi N3 được thực hiện tại các trung tâm Y học sinh sản và thai nhi – bệnh viện San Raffeale từ 1/1/2016 đến 1/12/ 2018. Việc thu thập dữ liệu liên quan đến việc mang thai diễn ra liên tục tiếp tục trong 5 tháng tiếp theo và nghiên cứu kết thúc vào 1/5/2019. Các trường hợp đủ điều kiện làm TTTON bằng noãn tự thân có hoặc không CP trữ được nhận vào nghiên cứu. Các phương pháp HTSS khác không thuộc TTTON hoặc song thai, thai lưu, bất thường nhiễm sắc thể, các bệnh lý tiền sản, bất thường thai nhi không được đưa vào nghiên cứu. Kết cục chính của nghiên cứu là CRL của thai nhi được biểu diễn dưới dạng điểm Z ở ngưỡng tham chiếu từ 6-14 tuần. Việc siêu âm được thực hiện bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong siêu âm sản khoa, đánh giá khả năng sống thai nhi, và đo CRL thai nhi. Để đảm bảo về sự khách quan khi siêu âm, bệnh sử của bệnh nhân không được tiết lộ với bác sĩ. Việc đánh giá và quy định đo CRL được chia thành các mốc sau: thai kỳ trước 6 tuần tuổi, CRL được quy định là chiều dài lớn nhất của phôi; thai kỳ từ 6 tuần trở đi, CRL được quy định là mặt cắt dọc đối xứng của phôi thai, không bao gồm túi noãn hoàng; sau 10 tuần tuổi, đặc biệt mốc 13-14 tuần của thai kỳ CRL được đo cụ thể, kỹ càng để tránh đánh giá thấp hoặc quá mức. Siêu âm đánh giá qua ngả âm đạo được thực hiện khi thai kỳ 6-10 tuần tuổi và qua ngả bụng khi thai kỳ được 11-14 tuần.
365 thai kỳ TTTON được nhận vào nghiên cứu bao gồm cả chu kỳ CP tươi (n=161) và CP trữ (n=204) trong tổng số 671 trường hợp được theo dõi. Nguy cơ thai nhỏ hơn tuổi thai ở nhóm CP tươi tăng gấp 2.5 lần (p<0.01), trong khi đó không có sự khác biệt về thai lớn hơn tuổi thai, TSG, sinh non. Cân nặng trẻ sinh ra từ nhóm CP trữ cao hơn nhóm CP tươi (chênh lệch trung bình là 211g, tương đương với 7% hoặc 0.25 điểm Z; p<0.01). Khi sử dụng phép kiểm t- student về điểm Z đã cho thấy chỉ số CRL của các chu kỳ CP trữ lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với chu kỳ CP tươi. So sánh cả chu kỳ CP tươi và CP trữ với giá trị tham chiếu từ dân số chung thì điểm CRL Z thấp hơn đáng kể ở cả hai nhóm IVF/ICSI. Nguy cơ CRL nhỏ hơn phân vị thứ 5 ở CP tươi và CP trữ lần lượt là 68% và 40% (ở tuần thứ 6 thai kỳ); 2% và 1% (ở tuần thứ 14 thai kỳ). Ngoài ra, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc sử dụng thuốc hoặc aspirin giữa hai nhóm.
Từ kết quả trên, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 6- 14 tuần đầu thai kỳ, trong các chu kỳ CP trữ có chỉ số CRL cao hơn các chu kỳ CP tươi, và cả 2 nhóm này đều có CRL nhỏ hơn dân số chung. Tác động này đặc biệt rõ ràng trước 9 tuần và nó có thể dẫn đến sự khác biệt về trọng lượng khi sinh của thai kỳ chuyển phôi trữ hơn là thai kỳ chuyển phôi tươi.
Như vậy, các phát hiện có thể là kết quả của một quá trình đa yếu tố liên quan đến nhiều khía cạnh của thai kỳ IVF/ICSI có hoặc không có yếu tố CP trữ, quá trình này bao gồm bản thân bệnh nhân hoặc các đặc điểm liên quan đến thủ thuật, sự phát triển nhau thai và tưới máu tử cung, chức năng tim mạch của người mẹ, tình trạng nội tiết tố, yếu tố di truyền, hoặc giải phẫu học của tử cung. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để làm rõ vấn đề này.
Tài liệu tham khảo: Cavoretto PI, Farina A, Girardelli S, Gaeta G, Spinillo S, Morano D, Amodeo S, Galdini A, Viganò P, Candiani M. Greater fetal crown-rump length growth with the use of in vitro fertilization or intracytoplasmic sperm injection conceptions after thawed versus fresh blastocyst transfers: secondary analysis of a prospective cohort study. Fertil Steril. 2021 Jul;116(1):147-156. doi: 10.1016/j.fertnstert.2020.11.035. Epub 2021 Jan 23. PMID: 33500139.
Mối liên quan giữa các phương pháp hỗ trợ sinh sản (HTSS) và các bất lợi trong quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi đã và đang được quan tâm nghiên cứu trong vòng hơn 20 năm vừa qua. Khi so sánh thai kỳ của chuyển phôi (CP) trữ và CP tươi ở giai đoạn phôi ngày 3 (N3) sau IVF/ICSI, Johnson KM và cộng sự (2019) ghi nhận rằng trẻ có xu hướng có cân nặng lúc sinh cao hơn ở những chu kỳ CP trữ so với các chu kỳ CP tươi. CP đông lạnh cũng có liên quan đến tình trạng thai nặng cân hơn so với tuổi thai và tiền sản giật (TSG). Tuy nhiên, sự phát triển trong tử cung và cân nặng trẻ sinh ra có liên quan đến cả yếu tố di truyền và môi trường bên trong tử cung người mẹ. Bên cạnh đó, sự khác nhau về cân nặng trẻ sinh ra giữa chu kỳ tự nhiên hoặc chu kỳ CP tươi và chu kỳ CP trữ vẫn chưa được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Giả thuyết giải thích phổ biến và được chấp nhận rộng rãi nhất cho hiện tượng này là tác động đa yếu tố (multifactorial). Gần đây, nghiên cứu của tác giả Paolo Ivo Cavoretto và cộng sự (2020) đã được tiến hành nhằm đánh giá chiều dài đầu-mông (CRL) so sánh giữa các chu kỳ CP tươi và chu kỳ CP trữ. Nghiên cứu này sẽ cung cấp nhiều thông tin liên quan đến tác động của các phương pháp HTSS lên sự phát triển sớm của thai nhi ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Đây là một nghiên cứu phân tích thứ cấp từ một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu về các thai kỳ TTTON đơn thai CP tươi và CP trữ ở giai đoạn phôi N3 được thực hiện tại các trung tâm Y học sinh sản và thai nhi – bệnh viện San Raffeale từ 1/1/2016 đến 1/12/ 2018. Việc thu thập dữ liệu liên quan đến việc mang thai diễn ra liên tục tiếp tục trong 5 tháng tiếp theo và nghiên cứu kết thúc vào 1/5/2019. Các trường hợp đủ điều kiện làm TTTON bằng noãn tự thân có hoặc không CP trữ được nhận vào nghiên cứu. Các phương pháp HTSS khác không thuộc TTTON hoặc song thai, thai lưu, bất thường nhiễm sắc thể, các bệnh lý tiền sản, bất thường thai nhi không được đưa vào nghiên cứu. Kết cục chính của nghiên cứu là CRL của thai nhi được biểu diễn dưới dạng điểm Z ở ngưỡng tham chiếu từ 6-14 tuần. Việc siêu âm được thực hiện bởi các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong siêu âm sản khoa, đánh giá khả năng sống thai nhi, và đo CRL thai nhi. Để đảm bảo về sự khách quan khi siêu âm, bệnh sử của bệnh nhân không được tiết lộ với bác sĩ. Việc đánh giá và quy định đo CRL được chia thành các mốc sau: thai kỳ trước 6 tuần tuổi, CRL được quy định là chiều dài lớn nhất của phôi; thai kỳ từ 6 tuần trở đi, CRL được quy định là mặt cắt dọc đối xứng của phôi thai, không bao gồm túi noãn hoàng; sau 10 tuần tuổi, đặc biệt mốc 13-14 tuần của thai kỳ CRL được đo cụ thể, kỹ càng để tránh đánh giá thấp hoặc quá mức. Siêu âm đánh giá qua ngả âm đạo được thực hiện khi thai kỳ 6-10 tuần tuổi và qua ngả bụng khi thai kỳ được 11-14 tuần.
365 thai kỳ TTTON được nhận vào nghiên cứu bao gồm cả chu kỳ CP tươi (n=161) và CP trữ (n=204) trong tổng số 671 trường hợp được theo dõi. Nguy cơ thai nhỏ hơn tuổi thai ở nhóm CP tươi tăng gấp 2.5 lần (p<0.01), trong khi đó không có sự khác biệt về thai lớn hơn tuổi thai, TSG, sinh non. Cân nặng trẻ sinh ra từ nhóm CP trữ cao hơn nhóm CP tươi (chênh lệch trung bình là 211g, tương đương với 7% hoặc 0.25 điểm Z; p<0.01). Khi sử dụng phép kiểm t- student về điểm Z đã cho thấy chỉ số CRL của các chu kỳ CP trữ lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với chu kỳ CP tươi. So sánh cả chu kỳ CP tươi và CP trữ với giá trị tham chiếu từ dân số chung thì điểm CRL Z thấp hơn đáng kể ở cả hai nhóm IVF/ICSI. Nguy cơ CRL nhỏ hơn phân vị thứ 5 ở CP tươi và CP trữ lần lượt là 68% và 40% (ở tuần thứ 6 thai kỳ); 2% và 1% (ở tuần thứ 14 thai kỳ). Ngoài ra, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc sử dụng thuốc hoặc aspirin giữa hai nhóm.
Từ kết quả trên, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 6- 14 tuần đầu thai kỳ, trong các chu kỳ CP trữ có chỉ số CRL cao hơn các chu kỳ CP tươi, và cả 2 nhóm này đều có CRL nhỏ hơn dân số chung. Tác động này đặc biệt rõ ràng trước 9 tuần và nó có thể dẫn đến sự khác biệt về trọng lượng khi sinh của thai kỳ chuyển phôi trữ hơn là thai kỳ chuyển phôi tươi.
Như vậy, các phát hiện có thể là kết quả của một quá trình đa yếu tố liên quan đến nhiều khía cạnh của thai kỳ IVF/ICSI có hoặc không có yếu tố CP trữ, quá trình này bao gồm bản thân bệnh nhân hoặc các đặc điểm liên quan đến thủ thuật, sự phát triển nhau thai và tưới máu tử cung, chức năng tim mạch của người mẹ, tình trạng nội tiết tố, yếu tố di truyền, hoặc giải phẫu học của tử cung. Cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để làm rõ vấn đề này.
Tài liệu tham khảo: Cavoretto PI, Farina A, Girardelli S, Gaeta G, Spinillo S, Morano D, Amodeo S, Galdini A, Viganò P, Candiani M. Greater fetal crown-rump length growth with the use of in vitro fertilization or intracytoplasmic sperm injection conceptions after thawed versus fresh blastocyst transfers: secondary analysis of a prospective cohort study. Fertil Steril. 2021 Jul;116(1):147-156. doi: 10.1016/j.fertnstert.2020.11.035. Epub 2021 Jan 23. PMID: 33500139.
Từ khóa: Chiều dài đầu mông trong tam cá nguyệt i khác nhau ở các chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Biến chứng sau sinh tăng ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 01-10-2021
Sự biểu hiện và hoạt động của các thụ thể Toll – like ở phôi người giai đoạn tiền làm tổ gợi ý một vai trò mới của hệ miễn dịch bẩm sinh - Ngày đăng: 30-09-2021
Ảnh hưởng của các phương pháp lựa chọn tinh trùng lên kết quả ICSI ở bệnh nhân oligoteratozoospermia - Ngày đăng: 28-09-2021
Trữ lạnh cả noãn và tinh trùng làm hạn chế sự phát triển và khả năng làm tổ của phôi - Ngày đăng: 28-09-2021
Tiềm năng phát triển của noãn chưa trưởng thành sau chọc hút ở các chu kỳ kích thích buồng trứng - Ngày đăng: 28-09-2021
Chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của những phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-09-2021
Viêm gan siêu vi B và kết cục thai kỳ sau hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 27-09-2021
Nuôi con bằng sữa mẹ trong mùa dịch COVID-19 - Ngày đăng: 27-09-2021
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phân tích kết quả tinh dịch đồ - Ngày đăng: 27-09-2021
Khác biệt thông tin biểu hiện của mirna chứa trong các bóng xuất bào (EXOSOME) có trong huyết tương bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 25-09-2021
iDAScore: mô hình lựa chọn phôi dựa trên trí tuệ nhân tạo và động học hình thái phôi - Ngày đăng: 24-09-2021
Ứng dụng mạng thần kinh tích chập cho sự phân chia phôi giai đoạn sớm trong thụ tinh ống nghiệm - Ngày đăng: 24-09-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK