Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 30-11-2020 12:49pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương

Nhiều y văn về ảnh hưởng của caffeine và rượu lên kết quả sinh sản đã sử dụng chất lượng tinh dịch là đại diện cho khả năng sinh sản ở nam giới, mặc dù các thông số tinh dịch có giá trị tiên lượng hạn chế đối với khả năng có thai tự nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm khảo sát liệu việc sử dụng caffeine và rượu ở nam giới có liên quan đến các thông số tinh dịch và kết cục của hỗ trợ sinh sản hay không. Nghiên cứu Sức khỏe Sinh sản và Môi trường (The Environment and Reproductive Health Study), một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, thu nhận các cặp hiếm muộn điều trị tại một trung tâm sinh sản hàn lâm (2007-2012).

Nghiên cứu phân tích kết quả của 171 nam với 338 tinh dịch đồ và 205 chu kì hỗ trợ sinh sản. Chế độ ăn được đánh giá bằng bảng câu hỏi về tần số tiêu thụ 131 mẫu thực phẩm. Mô hình kết hợp điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu được sử dụng để đánh giá mối liên quan của việc sử dụng caffeine và rượu ở nam giới với các thông số tinh dịch đồ và kết cục của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Không có mối liên quan nào giữa việc dùng caffeine và uống rượu ở nam giới với chất lượng tinh dịch. Việc dùng caffeine có liên quan tiêu cực với khả năng sinh sống sau hỗ trợ sinh sản (p-trend <0.01), và việc uống rượu ở nam giới có liên quan tích cực đến khả năng sinh sống sau hỗ trợ sinh sản (p-trend = 0.04).

Tỉ lệ sinh sống điều chỉnh ở các cặp đôi có người nam dùng caffeine ở tứ phân vị cao nhất (≥272 mg/ngày) so với cặp đôi có người nam dùng caffeine ở tứ phân vị thấp nhất (<99mg/ngày) tương ứng là 19% và 55%, p < 0.01. Đối với uống rượu, tỉ lệ sinh sống điều chỉnh ở các cặp đôi có người nam uống rượu ở tứ phân vị cao nhất (≥22 mg/ngày) so với cặp đôi có người nam uống rượu ở tứ phân vị thấp nhất (<3mg/ngày) tương ứng là 61% và 28%, p = 0.05.

Như vậy, việc dùng caffeine và uống rượu ở nam giới có liên quan đến khả năng sinh sống sau hỗ trợ sinh sản, nhưng không liên quan với các thông số tinh dịch.

Nguồn: A E Karmon, T L Toth, Y-H Chiu, A J Gaskins, C Tanrikut, D L Wright, R Hauser, J E Chavarro, Earth Study Team. Male caffeine and alcohol intake in relation to semen parameters and in vitro fertilization outcomes among fertility patients. Andrology. 2017 Mar;5(2):354-361.doi: 10.1111/andr.12310. Epub 2017 Feb 10.
 

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK