Tin tức
on Thursday 13-08-2020 2:38pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Hiện nay, đông lạnh tinh trùng là kỹ thuật duy nhất nhằm bảo quản tinh trùng để sử dụng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản. Một số nghiên cứu cho thấy đông lạnh ảnh hưởng đến độ di động (Smith & Steinberger, 1973), tỷ lệ sống (Nijs & Ombelet, 2001) và ảnh hưởng đến cấu trúc ti thể và màng tế bào, dẫn đến các tác động bất lợi lên chức năng của tinh trùng (Paoli, 2014). Tuy nhiên, ảnh hưởng của đông lạnh đối với tính toàn vẹn DNA của tinh trùng là không rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy đông lạnh không ảnh hưởng đến nhiễm sắc chất tinh trùng được đo bằng phương pháp SCSA (Evenson & Jost, 2000). Tuy nhiên, các nghiên cứu khác sử dụng xét nghiệm TUNEL (De Paula, 2006) hoặc xét nghiệm COMET (Donnelly, 2001) cho rằng quá trình đông lạnh gây ra sự tăng phân mảnh DNA tinh trùng. Những kết quả trái ngược này có thể do việc sử dụng các phương pháp đông lạnh-rã đông, phương pháp lưu trữ và chất bảo quản lạnh tinh trùng khác nhau. Do đó, nghiên cứu tiến hành xác định ảnh hưởng của các phương pháp đông lạnh khác nhau lên tính toàn vẹn DNA tinh trùng và cấu trúc nhiễm sắc chất tinh trùng được đánh giá bằng hai xét nghiệm: SCSA và TUNEL. Nghiên cứu tiến hành trên các mẫu tinh dịch của nam giới Normozoospermic (N), oligoasthenoteratozoospermic (OAT) và teratozoospermic (T).
Mẫu tinh dịch thu được từ 3 nhóm N (9 bệnh nhân), OAT (9 bệnh nhân) và T (9 bệnh nhân) được xử lý theo 4 cách (1) đông lạnh trực tiếp ở -80°C; (2) pha loãng trong môi trường “Sperm Maintenance Medium”, làm lạnh trong 30 phút ở 4°C và đông lạnh ở -80°C; (3) pha loãng trong môi trường “Sperm Maintenance Medium”; hoặc (4) trong SpermFreeze. Mẫu trong phương pháp (3) và (4) sau đó được đặt lơ lửng trong hơi nitơ lỏng trong 30 phút và sau đó thả vào nitơ lỏng. Sau ít nhất hai tháng lưu trữ, các mẫu được rã đông ở nhiệt độ phòng, sau đó được phân tích về độ di động, tỷ lệ sống, thực hiện xét nghiệm TUNEL và SCSA.
Kết quả cho thấy độ di động tiến tới và tỷ lệ sống của tinh trùng giảm sau khi rã đông. Chỉ số của xét nghiệm TUNEL tăng đáng kể trong tất cả các mẫu sau đông lạnh trong khi không có sự thay đổi đáng kể về chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) từ SCSA. Bên cạnh đó, không có sự thay đổi về tỷ lệ HDS trong các mẫu Normozoospermic; tuy nhiên, nó đã tăng đáng kể trong tất cả các phương pháp trong mẫu oligoasthenoteratozoospermic và trong các phương pháp (2) - (4) trong các mẫu teratozoospermic. Ngoài ra, chỉ số DFI và TUNEL tương quan đáng kể với nhau và tương quan nghịch với độ di động, tỷ lệ sống và hình dạng của tinh trùng.
Nghiên cứu cho thấy đông lạnh tinh trùng dường như có ảnh hưởng đối với tính toàn vẹn của DNA và HDS. Tuy nhiên, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) không bị ảnh hưởng trong quá trình đông lạnh theo các phương pháp lưu trữ khác nhau. Nghiên cứu đã cung cấp thông tin cho bác sĩ lâm sàng nhằm đánh giá ảnh hưởng cũng như cân nhắc lựa chọn sử dụng tinh trùng đông lạnh trong hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: M. F. Lusignan (2018), “Effects of different cryopreservation methods on DNA integrity and sperm chromatin quality in men”, American Society of Andrology and European Academy of Andrology, doi: 10.1111/andr.12529.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sót phôi làm giảm tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu bắt cặp - Ngày đăng: 11-08-2020
Lão hóa tế bào mầm nguồn gốc từ cha: dự đoán độ tuổi methyl hóa DNA từ tinh trùng người - Ngày đăng: 11-08-2020
Phân tích mối tương quan giữa bất thường số lượng nhiễm sắc thể và tuổi tác bằng phương pháp niPGT-A - Ngày đăng: 11-08-2020
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về kết cục chu sinh của mạch máu tiền đạo được chẩn đoán trước sinh - Ngày đăng: 11-08-2020
Tìm thấy sars - coronavirus 2 trong mô nhau và màng ối - Ngày đăng: 11-08-2020
Sử dụng NGS trong chẩn đoán lệch bội, đột biến cấu trúc và phát hiện thể khảm ở PGT-A và PGT-SR - Ngày đăng: 12-08-2020
Tỉ lệ thành công ở những trường hợp chuyển một phôi loại tốt cùng một phôi loại kém trong điều trị hiếm muộn? - Ngày đăng: 12-08-2020
Ảnh hưởng của viêm nội mạc tử cung mãn tính lên việc thất bại nhiều lần trong điều trị IVF - Ngày đăng: 12-08-2020
Ngưỡng AFC mới trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 12-08-2020
Tầm soát các cá thể dị hợp tử (CARRIER) gene gây hội chứng xơ nang (CYSTIC FIBROSIS) trên đối tượng hiến tinh trùng: so sánh giữa phương pháp phân tích trình tự toàn gene CFTR và phương pháp Genotyping gene CFTR - Ngày đăng: 10-08-2020
Sự khác biệt về kiểu Methyl hoá dna và chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh - Ngày đăng: 08-08-2020
Đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu học và tâm lí của nam giới hút thuốc vô sinh ở Đông Bắc Trung Quốc - Ngày đăng: 08-08-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK