Tin tức
on Tuesday 11-08-2020 11:54am
Danh mục: Tin quốc tế
CTV Nguyễn Vĩnh Xuân Phương
Mối liên quan giữa lão hóa và thượng di truyền đã được nêu bật trong nhiều ngiên cứu gần đây. Các mô hình sử dụng sự biến đổi methyl hoá của tế bào sinh dưỡng để dự đoán độ tuổi đã được xây dựng thành công. Tuy nhiên, quá trình lão hóa của giao tử lại khá khác biệt và việc dự đoán độ tuổi như vậy bằng cách sử dụng sự biến đổi methyl hoá của tinh trùng thì không có hiệu quả với những kỹ thuật hiện tại.
Một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đưa ra một mô hình dự đoán sự lão hóa bằng cách sử dụng dữ liệu methyl hóa DNA của tổng cộng 329 mẫu tinh trùng. Mô hình được xây dựng dựa trên các dữ liệu từ bệnh nhân vô sinh, người hiến tặng tinh trùng và từ dân số chung. Mô hình này có khả năng dự đoán độ tuổi với R2 0.89, sai số tuyệt đối trung bình (MAE) là 2.04 năm và sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE) là 6.28%. Thêm vào đó, nghiên cứu còn khảo sát khả năng tái lặp dự đoán của mô hình với một đoàn hệ độc lập sử dụng 6 đoạn nhân của 10 mẫu riêng biệt và được thực hiện với các bộ xét nghiệm khác nhau. Kết quả cho thấy độ chính xác khi tiên đoán độ tuổi đều tương tự (MAE = 2.37 năm, MAPE = 7.05) với độ trùng khớp cao giữa các đoạn nhân (độ lệch chuẩn chỉ là 0.877 năm). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người hút thuốc có khuynh hướng lão hóa cao hơn khi so sánh với người không bao giờ hút thuốc, mặc dù kết quả này chỉ xảy ra ở một phần trong số các mẫu được sàng lọc.
Mô hình tiên đoán được mô tả trong nghiên cứu này được xây dựng với mục đích giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá độ tuổi của tế bào mầm bằng cách tập trung vào các dấu hiệu methyl hóa DNA của tinh trùng ở các vùng gen bị tác động bởi tuổi tác. Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy mô hình này có thể dự đoán độ tuổi của từng cá nhân với độ chính xác và độ lặp lại cao cho dù tình trạng sinh sản của họ như thế nào. Thêm vào đó, dữ liệu cũng cho thấy quá trình lão hóa của tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, mặc dù ảnh hưởng này có vẻ khá khiêm tốn.
Nguồn: Jenkins, T. G., Aston, K. I., Cairns, B., Smith, A., & Carrell, D. T. (2018). Paternal germ line aging: DNA methylation age prediction from human sperm. BMC genomics, 19(1), 763. https://doi.org/10.1186/s12864-018-5153-4.
Một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đưa ra một mô hình dự đoán sự lão hóa bằng cách sử dụng dữ liệu methyl hóa DNA của tổng cộng 329 mẫu tinh trùng. Mô hình được xây dựng dựa trên các dữ liệu từ bệnh nhân vô sinh, người hiến tặng tinh trùng và từ dân số chung. Mô hình này có khả năng dự đoán độ tuổi với R2 0.89, sai số tuyệt đối trung bình (MAE) là 2.04 năm và sai số phần trăm tuyệt đối trung bình (MAPE) là 6.28%. Thêm vào đó, nghiên cứu còn khảo sát khả năng tái lặp dự đoán của mô hình với một đoàn hệ độc lập sử dụng 6 đoạn nhân của 10 mẫu riêng biệt và được thực hiện với các bộ xét nghiệm khác nhau. Kết quả cho thấy độ chính xác khi tiên đoán độ tuổi đều tương tự (MAE = 2.37 năm, MAPE = 7.05) với độ trùng khớp cao giữa các đoạn nhân (độ lệch chuẩn chỉ là 0.877 năm). Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người hút thuốc có khuynh hướng lão hóa cao hơn khi so sánh với người không bao giờ hút thuốc, mặc dù kết quả này chỉ xảy ra ở một phần trong số các mẫu được sàng lọc.
Mô hình tiên đoán được mô tả trong nghiên cứu này được xây dựng với mục đích giúp cho các nhà nghiên cứu đánh giá độ tuổi của tế bào mầm bằng cách tập trung vào các dấu hiệu methyl hóa DNA của tinh trùng ở các vùng gen bị tác động bởi tuổi tác. Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy mô hình này có thể dự đoán độ tuổi của từng cá nhân với độ chính xác và độ lặp lại cao cho dù tình trạng sinh sản của họ như thế nào. Thêm vào đó, dữ liệu cũng cho thấy quá trình lão hóa của tinh trùng có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường, mặc dù ảnh hưởng này có vẻ khá khiêm tốn.
Nguồn: Jenkins, T. G., Aston, K. I., Cairns, B., Smith, A., & Carrell, D. T. (2018). Paternal germ line aging: DNA methylation age prediction from human sperm. BMC genomics, 19(1), 763. https://doi.org/10.1186/s12864-018-5153-4.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phân tích mối tương quan giữa bất thường số lượng nhiễm sắc thể và tuổi tác bằng phương pháp niPGT-A - Ngày đăng: 11-08-2020
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về kết cục chu sinh của mạch máu tiền đạo được chẩn đoán trước sinh - Ngày đăng: 11-08-2020
Tìm thấy sars - coronavirus 2 trong mô nhau và màng ối - Ngày đăng: 11-08-2020
Sử dụng NGS trong chẩn đoán lệch bội, đột biến cấu trúc và phát hiện thể khảm ở PGT-A và PGT-SR - Ngày đăng: 12-08-2020
Tỉ lệ thành công ở những trường hợp chuyển một phôi loại tốt cùng một phôi loại kém trong điều trị hiếm muộn? - Ngày đăng: 12-08-2020
Ảnh hưởng của viêm nội mạc tử cung mãn tính lên việc thất bại nhiều lần trong điều trị IVF - Ngày đăng: 12-08-2020
Ngưỡng AFC mới trong chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 12-08-2020
Tầm soát các cá thể dị hợp tử (CARRIER) gene gây hội chứng xơ nang (CYSTIC FIBROSIS) trên đối tượng hiến tinh trùng: so sánh giữa phương pháp phân tích trình tự toàn gene CFTR và phương pháp Genotyping gene CFTR - Ngày đăng: 10-08-2020
Sự khác biệt về kiểu Methyl hoá dna và chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh - Ngày đăng: 08-08-2020
Đặc điểm lâm sàng, nhân khẩu học và tâm lí của nam giới hút thuốc vô sinh ở Đông Bắc Trung Quốc - Ngày đăng: 08-08-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK