Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Tuesday 23-06-2020 4:44pm
Viết bởi: Khoa Pham

NHS Nguyễn Thị Cẩm Tú – Phòng khám Ngọc Lan
 

1.Giới thiệu

1.1.Định nghĩa

Viêm gan siêu vi B là tình trạng đáp ứng của cơ thể khi bị HBV tấn công và phá hủy chủ yếu ở tế bào gan. Viêm gan siêu vi B và thai là tình trạng đáp ứng của cơ thể khi bị HBV tấn công và phá hủy chủ yếu tại tế bào gan trên phụ nữ mang thai.

1.2.Tần suất mắc

Viêm gan siêu vi B là bệnh thường gặp. Nước ta là vùng lưu hành cao với tỷ lệ mang mầm bệnh > 8% (hình dưới). HBV lây lan rất mạnh qua đường máu, dịch tiết và quan trọng nhất là từ mẹ lây sang bé sơ sinh. Khả năng lây thay đổi từ 10-90% tùy theo tình trạng nhiễm HBV của mẹ. Ngoài ra, HBV còn có thể lây qua việc sử dụng chung các dụng cụ cá nhân có dính máu và dịch tiết.


1.3.Chiến lược

Chiến lược quốc gia của CDC trong việc loại bỏ lây truyền HBV bao gồm:
  • Phòng ngừa nhiễm trùng chu sinh thông qua sàng lọc định kỳ tất cả phụ nữ mang thai đối với HBsAg và điều trị miễn dịch cho trẻ sơ sinh và mẹ nhiễm HBsAg hoặc mẹ không biết về tình trạng HbsAg.
  • Tiêm chủng trẻ sơ sinh theo lịch.
  • Tiêm vaccine cho trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm chủng trước đây đến 18 tuổi.
  • Tiêm vaccine cho người lớn chưa được tiêm chủng trước đây có nguy cơ nhiễm cao [1,2]

2.Triệu chứng

2.1.Viêm gan siêu vi B cấp

  • Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh, sốt thường nhẹ, ít khi sốt cao giống cảm cúm.
  • Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi.
  • Vàng da sẽ xuất hiện vài ngày sau khi sốt, mệt, kèm vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.
  • Ngoài ra có thêm một số triệu chứng khác như chán ăn đầy bụng, nôn ói đau bụng vùng trên rốn, đau khớp, v.v…
  • Đợt cấp chỉ kéo dài 2-3 tuần, sau đó nếu không có biến chứng, triệu chứng bớt dần người bệnh phục hồi hoàn toàn.

2.2.Viêm gan siêu vi tối cấp

Các triệu chứng viêm gan B cấp xuất hiện đột ngột hơn, nặng hơn và tỷ lệ tử vong >80% do:
  • Hôn mê gan
  • Xuất huyết: nôn ra máu, tiêu ra máu, xuất huyết dưới da, chảy máu nơi tiêm, …

2.3.Viêm gan siêu vi B mạn

Thường không có triệu chứng hoặc xuất hiện với 2 thể bệnh:
  • Thể tiềm ẩn, dai dẳng, thường chỉ có triệu chứng không rõ rệt: mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón, …
  • Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn như: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng, … thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa và thỉnh thoảng có đợt sốt.

3.Ảnh hưởng viêm gan B và thai

  • Nếu nhiễm đợt cấp trong lúc mang thai, tỷ lệ lây nhiễm sẽ là:
    • Khoảng 10% 3 tháng đầu thai kỳ
    • Khoảng 90% 3 tháng cuối thai kỳ
  • Mang thai không làm nặng thêm tình trạng viêm gan B mạn
  • HBV không làm tăng bệnh suất và tử suất mẹ và con
  • HBV không ảnh hưởng đến khả năng mang thai hay sinh sản (trừ khi có xơ gan hay suy gan)

 4.Điều trị

Không có điều trị đặc hiệu nào cho người nhiễm HBV cấp, chỉ điều trị hỗ trợ. Những người bị nhiễm HBV mạn tính nên được gửi bảng xét nghiệm (Bảng dưới) cho một chuyên gia có kinh nghiệm trong việc quản lý nhiễm HBV mạn tính. Các tác nhân trị liệu được sàng lọc bởi FDA để điều trị viêm gan B mạn tính có thể đạt được sự ức chế bền vững sự nhân lên của HBV và thuyên giảm bệnh gan. [3]

Bảng giải thích kết quả XN huyết thanh của nhiễm HBV

Dấu ấn huyết thanh Diễn giải
HBsAg Total anti-HBc IgM anti-HBc Anti-HBs
- - - - Chưa bao giờ nhiễm
+ - - - VGSV B cấp thời điểm sớm, nhiễm tạm thời sau tiêm vaccine (lên đến 18 ngày)
+ + + - VGSV B cấp
- + + - VGSV B cấp giai đoạn cửa sổ
- + - + Có kháng thể bảo vệ từ đợt nhiễm quá khứ hay miễn dịch
+ + - - VGSV B mạn
- + - - Dương tính giả, đã từng nhiễm, nhiễm mạn “mức thấp”, vận chuyển thụ động sang trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HBsAg
- - - + Miễn dịch nếu nồng độ > 10 mIU /mL, vận chuyển thụ động sau truyền Globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG)


5.Cách phòng ngừa

Hai hoạt chất đã phê duyệt cho việc phòng ngừa HBV là Hepatitis B immune globulin (HBIG) điều trị dự phòng sau phơi nhiễm và vaccine viêm gan B.
  • HBIG: HBIG cung cấp sự bảo vệ tạm thời (khoảng 3-6 tháng) khỏi nhiễm HBV và thường được sử dụng phòng ngừa sau phơi nhiễm (PEP), một biện pháp bổ trợ cho việc tiêm phòng viêm gan B (ở những người chưa được tiêm chủng trước đó) hoặc ở những người chưa đáp ứng với tiêm chủng. HBIG được điều chế từ huyết tương có chứa nồng độ anti-HBs cao. Liều khuyến cáo của HBIG là 0,06 mL/kg.
  • Vaccine: Vaccine viêm gan B chứa HBsAg được sản xuất trong nấm men bằng công nghệ DNA tái tổ hợp và bảo vệ khỏi nhiễm HBV khi được sử dụng cho cả tiêm vaccine trước phơi nhiễm và PEP. Hai loại vaccine viêm gan B đơn trị liệu có sẵn để sử dụng tại Mỹ là Recombivax HB (Merck and Co., Inc., Whitehouse Station, New Jersey) và Engerix-B (GlaxoSmithKline Biologicals, Pittsburgh, Pennsylvania). Một loại vaccine viêm gan A và viêm gan B kết hợp để sử dụng cho những người >18 tuổi, Twinrix (GlaxoSmithKline Biologicals, Pittsburgh, Pennsylvania), cũng có sẵn.
Đối với phụ nữ mang thai, bất kể họ có xét nghiệm hoặc tiêm phòng trước đó vẫn nên được xét nghiệm HbsAg ở lần khám thai đầu tiên và lúc sinh nếu có nguy cơ cao nhiễm HBV. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm HBV nên được tiêm vaccine HBV. Tất cả phụ nữ có HBsAg nên được báo cáo cho các chương trình phòng chống viêm gan siêu vi B chu sinh tại địa phương hoặc quận huyện và được giới thiệu tới chuyên gia.


Tài liệu tham khảo

  1. CDC. A comprehensive immunization strategy to eliminate transmission of hepatitis B virus infection in the United States: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) part II: immunization of adults. MMWR Recomm Rep 2006;55(No. RR-16).
  2. CDC. A comprehensive immunization strategy to eliminate transmission of hepatitis B virus infection in the United States: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) part 1: immunization of infants, children, and adolescents. MMWR Recomm Rep 2005;54(No. RR-16).
  3. Lok AS, McMahon BJ. Chronic hepatitis B: update 2009. Hepatology 2009;50:661–2.

Các tin khác cùng chuyên mục:
Lối sống và khả năng sinh sản - Ngày đăng: 22-06-2020
Sốt xuất huyết và thai kì - Ngày đăng: 11-05-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK