Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Wednesday 17-04-2013 8:48am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Phụ khoa

images23 TS. Trịnh Hồng Hạnh

Bệnh viện175, TPHCM



TÓM TẮT

Nghiên cứu tiến cứu 215 trường hợp được chẩn đoán trước mổ là u lạc nội mạc tử cung (LNMTC) tại buồng trứng được phẫu thuật nội soi (PTNS) chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện 175, TPHCM từ 06/2008 đến 03/2011. Mô bệnh học chẩn đoán có 192 trường hợp LNMTC. Nội soi (NS) có giá trị chẩn đoán LNMTC có giá trị với độ nhạy 99,0%, độ đặc hiệu 82,6%, tiên đoán dương 97,9%, tiên đoán âm 90,5%. Sự phù hợp giữa NS chẩn đoán và mô bệnh học là 0,85. So với chẩn đoán bằng siêu âm, nội soi chẩn đoán có độ tin cậy cao hơn là 97,2% so với 89,3%, 192 trường hợp được PTNS điều trị, chuyển mổ mở 2%; tai biến nhẹ 1,06%; biến chứng 2,63%; thời gian mổ 65,74 ± 23,6 phút (30-180 phút); ngày điều trị 3,2 ± 1,3 ngày (2-9); sau 1 năm tỉ lệ thành công là 92,02%; tái phát 7,98%, có thai 30,8%. Tỉ lệ có thai của nhóm LNMTC có kết hợp với vô sinh là 51,1%.

Kết luận: Phẫu thuật nội soi có giá trị chẩn đoán và điều trị bệnh lý LNMTC tại buồng trứng.

ĐẶT VẤN ĐỀ

LNMTC là sự hiện diện mô nội mạc tử cung ở bên ngoài buồng tử cung.

LNMTC chiếm khoảng từ 7-10% ở phụ nữ nói chung, hay gặp ở nhóm phụ nữ vô sinh (25-50%). Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và bằng những ưu thế có thể khắc phục được những bất lợi của phương pháp mổ mở, PTNS đã góp phần không nhỏ trong vấn đề chẩn đoán và điều trị LNMTC tại buồng trứng. Mục đích của điều trị phẫu thuật là làm giảm đau, cải thiện tình trạng vô sinh và hạn chế tái phát. PTNS đã phát triển mạnh mẽ vào đầu những năm 1980, được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1993, nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về hiệu quả PTNS chẩn đoán và điều trị LNMTC tại buồng trứng. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu:

Xác định giá trị của nội soi chẩn đoán LNMTC tại buồng trứng.

Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi điều trị LNMTC tại buồng trứng và một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các bệnh nhân được chẩn đoán trước mổ là u LNMTC tại buồng trứng được PTNS chẩn đoán và điều trị tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện 175 và khoa Nội soi, Bệnh viện Từ Dũ từ 06/2008 đến 03/2011.

Phương pháp nghiên cứu

Can thiệp lâm sàng tiến cứu, mô tả.

Phương pháp tiến hành

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán qua lâm sàng và siêu âm trước mổ là u LNMTC tại buồng trứng được tiến hành PTNS chẩn đoán và điều trị, tất cả các trường hợp đều được lấy bệnh phẩm làm mô bệnh học. Để xác định giá trị nội soi chẩn đoán, so sánh kết quả trước mổ với kết quả mô bệnh học. Để xác định hiệu quả PTNS điều trị chỉ gồm những trường hợp có mô bệnh học là LNMTC. Ghi chép lại các thông số, xử lý số liệu theo chương trình thống kê Y học SPSS 18.0.

KẾT QUẢ

Giá trị của nội soi ổ bụng trong chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

- Giá trị của nội soi chẩn đoán so với mô bệnh học

Bảng 1. Giá trị nội soi chẩn đoán so với mô bệnh học

Nội soi chẩn đoán

Mô bệnh học

Tổng

LNMTC

Không LNMTC

LNMTC

190

4

194

Không LNMTC

2

19

21

Tổng

192

23

215

215 trường hợp chẩn đoán lâm sàng LNMTC, NS chẩn đoán LNMTC là 194, kết quả mô bệnh học LNMTC là 190, không LNMTC 4. Nội soi chẩn đoán không LNMTC là 21, nhưng mô bệnh học có 2 LNMTC, 19 không LNMTC. Nội soi chẩn đoán có độ nhạy 99,0%, độ đặc hiệu 82,6%, tiên đoán dương 97,9%, tiên đoán âm 90,5%. Sự phù hợp giữa nội soi chẩn đoán và mô bệnh học là 0,85.

- Giá trị của siêu âm và nội soi chẩn đoán u LNMTC tại buồng trứng

Bảng 2. Giá trị của nội soi ổ bụng chẩn đoán so với siêu âm trước mổ

Phương pháp

Đúng

Sai

So sánh (p)

Siêu âm

192 (89,3%)

23 (10,7%)

0,000

Nội soi

209 (97,2%)

6 (2,8%)

Siêu âm chẩn đoán đúng u LNMTC 192/215 trường hợp (89,3%).

Nội soi ổ bụng chẩn đoán đúng u LNMTC 209/215 trường hợp (97,2%).

Hiệu quả điều trị phẫu thuật nội soi

- Kết quả điều trị (chuyển mổ mở 4 trường hợp chiếm 2,0%).

- Phương pháp xử trí tổn thương (n=188)

Bảng 3. Phương pháp xử trí tổn thương lạc nội mạc tử cung

Phương pháp xử trí

n

Tỉ lệ %

Gỡ dính

182

96,8

Đốt LNMTC bề mặt

188

100,0

Bóc u LNMTC

167

88,8

Cắt tử cung + 2 phần phụ

13

7,0

Cắt phần phụ

7

3,7

Đốt lòng u LNMTC

1

0,5

- Thời gian phẫu thuật (n=188): 30-60 phút, 61-90 phút, 91-120 phút >120 phút tương ứng: 55,9%, 35,1%, 8,0%, 1,0%. Thời gian mổ trung bình (TB): 65,74 ± 23,6 phút (30-180 phút).

- Tai biến, biến chứng:

  • Tai biến nhẹ tràn khí dưới da 1,06%.
  • Biến chứng 2,66%: hẹp niệu quản 0,53%; vô kinh thứ phát 2,13%.

- Thời gian nằm viện sau mổ (n=188): ≤3 ngày , 4-7 ngày, >7 ngày tương ứng: 68,6%; 29,8%; 1,6%. TB: 3,2 ± 1,3 (2-9 ngày).

- Có thai sau mổ (n=188): tỉ lệ có thai sau mổ: 58/188 (30,8%). Thời gian có thai ≤12 tháng: 77,6%, >12 tháng: 22,4%. TB: 8,22 ± 5,11 tháng (1-22 tháng).

  • Có 45 trường hợp (23,4%) LNMTC kết hợp với vô sinh, tỉ lệ có thai sau mổ là 51,1% (23/45 trường hợp).

- Tái phát sau mổ

  • Tỉ lệ tái phát: 15 trường hợp (7,98%). Thời gian tái phát TB: 16,33 ± 2,38 tháng (12-21 tháng).
    • 92,02% không có biểu hiện đau và xuất hiện u trở lại.
    • Đặc điểm tái phát: tái phát u đơn thuần 3 (1,6%). Tái phát u kết hợp triệu chứng đau trở lại 12 (6,38%). Có 2 trường hợp phải mổ lại (1,06%).

Một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị

Liên quan có thai và mức độ tổ

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Bệnh học lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 23-08-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK