Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 24-12-2012 12:10am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

baby_22 Nồng độ vitamin D trong giai đoạn sớm của thai kỳ có liên quan chặt chẽ đến cân nặng khi sinh, chu vi vòng đầu và chỉ số trọng lượng, nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau và số tháng sinh của trẻ, theo một nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 16 tháng mười một và tháng 1/2013 của tờ Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.


Alison D. Gernand, Tiến sĩ, MPH, Giáo sư tiến sĩ Khoa dịch tễ học của Trường đại học Pittsburgh và Trường Y khoa ở Pennsylvania, cùng cộng sự đã đo nồng độ 25-hydroxyvitamin D [25 (OH) D] của mẹ để nghiên cứu mối quan hệ giữa nồng độ 25 (OH) D của bà mẹ với trẻ sơ sinh và trọng lượng bánh nhau.

Những người tham gia là những bà mẹ đã từng tham gia trong dự án hợp tác Chu sinh, một nghiên cứu đoàn hệ quan sát đã được tiến hành tại 12 trung tâm y tế ở Hoa Kỳ từ 1959 đến 1965.

"Nghiên cứu của chúng tôi đã đóng góp một bằng chứng dịch tễ học quan trọng rằng tình trạng vitamin D của  mẹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể đóng góp vào sự phát triển của thai về cả bệnh lý và sinh lý, nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển nhau thai và tình trạng sinh đủ tháng của trẻ", các tác giả viết.

Nồng độ 25 (OH) D trung bình của các bà mẹ là 51,3 ± 28,0 nmol/L. 34,8% phụ nữ có nồng độ vitamin D dưới 37,5 nmol/L và 55,9% phụ nữ dưới 50 nmol/L. Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhỏ so với tuổi thai khá cao.

Trong một phân tích hai biến, những phụ nữ có nồng độ 25 (OH) D từ 37,5 nmol/L trở lên có con có cân nặng, chu vi vòng đầu, và chỉ số trọng lượng cao hơn so với những bà mẹ có nồng độ 25 (OH) thấp hơn 37,5 nmol/L, nhưng không có khác biệt về trọng lượng nhau thai và tỷ lệ trọng lượng nhau thai với cân nặng trẻ sơ sinh.

Sự khác biệt về cân nặng khi sinh và chu vi vòng đầu do thiếu vitamin D vẫn tồn tại sau khi điều chỉnh thời điểm tam cá nguyệt lấy máu mẹ, chủng tộc / dân tộc, chỉ số khối cơ thể trước khi có thai, chiều cao, hút thuốc lá, mùa và địa điểm nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy mối quan hệ không tuyến tính giữa nồng độ 25 (OH) D với trọng lượng lúc sinh và chu vi vòng đầu (P <.01).

Trọng lượng sơ sinh tăng 3,6 g (khoảng tin cậy 95% [CI], 1,1 - 6,1 g), và chu vi đầu tăng 0,01 cm (95% CI, 0,002 - 0,018 cm) cho mỗi sự gia tăng 1nmol/L 25 (OH) D của mẹ đến 37,5 nmol/L, nhưng không tăng tiếp sau khi vượt quá nồng độ đó.

Các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ 25 D (OH) và chỉ số trọng lượng, cân nặng bánh nhau hoặc tỉ số cân nặng bánh nhau với trọng lượng thai nhi, khi thực hiện phân tích có điều chỉnh bất kể phương pháp định lượng vitamin D. Những mối liên quan trên không bị ảnh hưởng bởi thời điểm tam cá nguyệt định lượng vitamin D, chủng tộc / dân tộc mẹ, hoặc giới tính trẻ sơ sinh.

Thời điểm tam cá nguyệt đánh giá vitamin D có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nồng độ 25 (OH) D  của mẹ và nguy cơ sinh con nhỏ so với tuổi thai (P <.05).

Sau khi điều chỉnh chủng tộc / dân tộc mẹ, chỉ số khối cơ thể trước khi có thai, chiều cao, hút thuốc lá, mùa, và địa điểm nghiên cứu, những bà mẹ có nồng độ 25 (OH) D 37,5 nmol/L trở lên trong tam cá nguyệt đầu tiên có nguy cơ sinh con nhỏ so với tuổi thai thấp hơn một nửa so với những bà mẹ có nồng độ thấp hơn 37,5 nmol/L.

Mỗi sự gia tăng 1 độ lệch chuẩn của nồng độ 25 (OH) D làm giảm nguy cơ sinh con nhỏ so với tuổi thai là 34%. Các nhà nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng của mối liên hệ phi tuyến tính và không có mối quan hệ giữa nồng độ 25 (OH) D trong tam cá nguyệt thứ hai với sinh con nhỏ so với tuổi thai SGA, bất kể phương pháp định lượng vitamin D.

"Cần tiến hành thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng từ giai đoạn sớm của thai kỳ nhằm cung cấp các bằng chứng có liên hệ nhân quả cho các khuyến cáo lâm sàng liên quan đến nhu cầu vitamin D cho cơ thể và thực hiện tầm soát trong công tác chăm sóc cho những phụ nữ mang thai", các tác giả viết.

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/776190

Người dịch: Lê Thị KiềuTrang

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tạo trứng người từ tế bào gốc - Ngày đăng: 19-12-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK