Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 26-03-2014 1:19pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_8 Đau lưng là triệu chứng phổ biến khi mang thai do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.

 


Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ tiết ra các hoóc-môn làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của các dây chằng ở vùng thắt lưng và xương chậu. Lưng của thai phụ phải gánh tất cả trọng lượng của em bé khiến cho lưng cong về phía trước. Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển, bụng thai phụ càng to và nặng hơn trong khi nửa người phía trên lại ngả về sau, dẫn đến lưng phải cong về phía trước nhiều hơn và ngày càng đau mỏi hơn.

Phần lớn thai phụ có biểu hiện đau lưng ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng cũng có một số thai phụ cảm thấy đau ngay từ những tháng thứ 3 - 4.

Cơn đau lưng rất khó chịu, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thay đổi tư thế, nhất là khi đang nằm ngủ rất khó xoay người.

Nếu như thai phụ không được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, lao động quá sức, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, vận động sai tư thế,… cũng làm cho các cơn đau lưng nặng hơn.

Để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, thai phụ nên thực hiện các biện pháp sau:

- Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.

- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng, tránh ngồi khom lưng. Khi nằm không nên nằm giường cứng mà nên có nệm chắc, không quá mềm, quá dày và có quá nhiều lò xo đàn hồi. Nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.

Nên nằm nghiêng để tránh đau lưng khi mang thai.

- Không khiêng, nhấc vật nặng. Khi lên xuống cầu thang nên đặt hai chân trên một bậc rồi mới bước tiếp. Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

- Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.

- Giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau khó chịu.

- Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.

Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống
Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Không tăng cân khi mãn kinh - Ngày đăng: 28-02-2014
Bệnh trĩ thai kỳ và sau sinh - Ngày đăng: 28-02-2014
Những điều ít biết về tinh trùng - Ngày đăng: 16-01-2014
Tránh đầy hơi ở thai phụ - Ngày đăng: 07-01-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK