Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 28-02-2014 7:26am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_4 Suy thai là tình trạng bào thai thiếu ôxy trong quá trình phát triển hoặc trong khi chuyển dạ, có thể dẫn tới chết lưu. Trẻ còn sống có nhiều nguy cơ bị động kinh, đần độn, nói ngọng hoặc bị di chứng do thiếu ôxy não.

 


Sản phụ nào dễ có nguy cơ?

Những thai phụ mắc các bệnh thiếu máu, suy tim, tăng hay tụt huyết áp, suy thận, suy hô hấp hoặc chuyển dạ kéo dài, cơn co quá mạnh hoặc kéo dài quá, tử cung co cứng; dùng thuốc tăng cơn co quá liều, nằm ngửa quá lâu (tử cung đè lên các mạch máu lớn ở bụng) cũng gây suy thai. Suy thai có thể do thai kém phát triển, dị dạng, già hoặc quá non tháng, sa dây rau, rau thắt nút, rau quấn cổ...

Các dấu hiệu chính của suy thai: Trong nước ối có phân su, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng, đây là dấu hiệu đặc biệt có giá trị. Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút hoặc không đều. Cử động của thai hỗn loạn: lúc đầu thai cựa mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng. Thai không cựa có thể là đã chết.

Cách xử trí

Tùy nguyên nhân của tình trạng suy thai để xử trí thích hợp. Nếu có nguyên nhân rõ ràng như sa dây rốn, rau bong non, dọa vỡ tử cung... thì phải mổ lấy thai ngay. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng, cho sản phụ nằm nghiêng bên trái và thở ôxy, tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới. Nếu vỡ ối, phải khám ngay xem có sa dây rau không để tìm cách đẩy lên trong tư thế nằm - quỳ sấp. Nếu cần chuyển thai phụ lên tuyến trên, sản phụ cũng phải ở tư thế này. Chèn âm đạo bằng gạc, tẩm huyết thanh ấm. Nếu để sản phụ nằm ngửa trên cáng trong ôtô cấp cứu đường xa và xóc thì sẽ làm tình thế trầm trọng hơn.

Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa ổn định bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6 - 8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp.

Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai.

Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Không tăng cân khi mãn kinh - Ngày đăng: 28-02-2014
Bệnh trĩ thai kỳ và sau sinh - Ngày đăng: 28-02-2014
Những điều ít biết về tinh trùng - Ngày đăng: 16-01-2014
Tránh đầy hơi ở thai phụ - Ngày đăng: 07-01-2014
Thai phụ có nên ăn đậu phộng ? - Ngày đăng: 07-01-2014
Cấn thai - Ngày đăng: 13-12-2013
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK