Tin tức
on Friday 19-08-2022 9:12am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thành Nam - IVFMD SIH - Bệnh viện Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn
Bệnh lý hiếm muộn ảnh hưởng đến khoảng 48,5 triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới với tỷ lệ hiện mắc ước tính khoảng 3,5–16,7% ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (low and middle income countries - LMIC), và cao tới 30–40% ở châu Phi cận Sahara. Phần lớn các cặp vợ chồng hiếm muộn ở các khu vực này không thể tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) do chi phí điều trị cao cùng với các rào cản về văn hóa, tôn giáo và luật pháp. Ngoài ra vô sinh và ART lại không được ưu tiên phát triển trong các khu vực này vì dân số quá đông, cần ưu tiên cho các kỹ thuật y tế khác (kế hoạch hóa gia đinh, tiêm chủng, sốt rét, HIV). Do do vô sinh ở các nước LMIC không chỉ là vấn đề về sức khỏe, mà còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng bị bỏ quên.
Hiện tại có rất ít các trung tâm ART an toàn hiệu quả mà lại có giá cả phải chăng tại các khu vực này, vì vậy việc tìm ra các quy trình ART phù hợp với các khu vực này là rất cần thiết.
Bài tổng quan này giúp khảo sát các dịch vụ IVF tại các nước LMIC cũng như tiềm năng phát triển của IVF tại các khu vực này, đồng thời giúp định vị và vạch ra kế hoạch phát triển cho IVF tại từng khu vực khác nhau trong tương lai.
Phương pháp
Cuộc tìm kiếm các cơ sở dữ liệu đã thu được 3769 trích dẫn. Sau khi xem xét các tiêu đề và tóm tắt, 283 bài báo đã thu được. Toàn văn của 283 bài báo đã được xem xét, bao gồm các báo cáo loạt ca, bài tổng quan, bài bình luận, tài liệu xám và tóm tắt từ kỷ yếu hội nghị. Cuối cùng, sau quá trình sàng lọc còn lại 84 bài báo, 63 trích dẫn, hầu hết là các nghiên cứu định tính và quan sát, mô tả một bức tranh tổng thể của ART về hiệu quả, tính khả thi và khả năng chấp nhận ART trong các nước LMIC.
Kết quả:
Các khu vực điều trị ART được đề cập đến gồm Đông Á và Thái Bình dương, Đông Âu và Trung Á, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, Trung Đông và Bắc Phi, Nam Á, Châu Phi và vùng cận Sahara. Trong đó:
ART ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được mô tả là có sự phát triển rất nhanh chóng. Các quốc gia có thực hiện IVF trong khu vực này gồm: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó chỉ ở Singapore và Hàn Quốc các cặp vợ chồng mới được trợ cấp làm IVF.
Mặc dù ART đã được phát triển tốt ở khu vực này, nhưng nó vẫn nằm ngoài khả năng của hầu hết các cặp vợ chồng hiếm muộn có mức thu nhập trung bình. Ngoài ra, đa số phòng khám hiếm muộn nằm ở các trung tâm đô thị, do đó hạn chế khả năng tiếp cận vật chất đối với người dân nông thôn.
Nhìn chung ở Đông Âu có sự tiếp cận tốt với các dịch vụ IVF. Về hiệu quả của IVF, có thể nói là tương đương với các nước Châu Âu có thu nhập cao.
Giống như khu vực Đông Á, chi phí cao cũng khiến nhiều người khó tiếp cận với IVF và chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho điều trị IVF.
Số lượng các trung tâm IVF trong khu vực Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe đang gia tăng. Khả năng tiếp cận dịch vụ IVF bị hạn chế do chi phí cao, thời gian chờ đợi lâu, quy trình lập phức tạp và thiếu sự hỗ trợ của nhà nước để thực hiện IVF với chi phí hợp lý hơn.
Các trích dẫn từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi hầu hết từ Iran và Ai Cập. Iran được báo cáo là quốc gia duy nhất thực hiện hiến tặng giao tử và mang thai hộ. Vai trò của ART ngày càng trở nên quan trọng đối với Iran, đất nước cho rằng việc gia tăng tình trạng không muốn có con là một thách thức quốc gia và hiện tại Iran đang tạo điều kiện hỗ trợ điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù ART bị hạn chế bởi chi phí ở Iran, nhưng chi phí này tương đối thấp hơn so với các nước láng giềng, điều này khuyến khích các cặp vợ chồng hiếm muộn nước ngoài đến Iran để điều trị ART.
Các quốc gia có thực hiện IVF trong khu vực Nam Á là: Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. IVF có sự phát triển nhưng không được chính phủ trợ cấp.
Chi phí điển hình cho mỗi chu kỳ điều trị của IVF là từ 200 USD đến hơn 2500 USD tùy kỹ thuật IVF. Chi phí thấp, dễ tiếp cận, sẵn có và giá thuốc IVF thấp, cùng với sự sẵn có của nguồn cung người cho giao tử đã thúc đẩy sự phát triển của ngành IVF ở khu vực này.
Hạn chế là các liệu pháp ART mới thường được đưa trực tiếp từ phòng thí nghiệm đến thực hành lâm sàng và thiếu các dữ liệu an toàn cho phương pháp mới. Bệnh nhân sẽ chuyển sang việc chữa bệnh bằng đức tin, hy vọng có được một kết quả nhanh chóng và thành công.
Ở Pakistan nhiều người từ chối làm IUI vì những điều cấm kỵ về tôn giáo và văn hóa, và nếu họ điều trị, họ sẽ không tiết lộ điều này với gia đình.
Chỉ có <1,5% dân số Châu Phi được tiếp cận với ART. Nam Phi là quốc gia phát triển và có kinh nghiệm nhất trong việc cung cấp ART.
Một phương pháp để tăng hiệu quả điều trị được thực hành mạnh mẽ ở Châu Phi cận Sahara là chuyển nhiều phôi, được biện minh là vì lý do kinh tế và sợ thất bại.
Chi phí quá cao được coi là một yếu tố dẫn đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ ART thấp. Khả năng tiếp cận đến các phòng khám là một rào cản khác đối với việc điều trị ART cho bệnh nhân.
Các sáng kiến nhằm hạn chế chi phí
Tại Ấn Độ, ART chi phí thấp được đánh giá trên 143 bệnh nhân. Quy trình kích thích nhẹ cộng với một số biện pháp cắt giảm chi phí , dẫn đến tỷ lệ sinh sống (LBR) cho mỗi chu kỳ là 14%, với chi phí trung bình là 675 USD cho IVF.
Ở Nam Phi, tỷ lệ thai lâm sàng là 16,3% trên mỗi lần chuyển phôi được báo cáo với một quy trình chi phí thấp (kích thích buồng trứng nhẹ, sử dụng tối ưu nhân viên được đào tạo và các quy trình phòng thí nghiệm tương ứng).
Kích thích tối thiểu so với kích thích thông thường được đánh giá ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho thấy rằng kích thích tối thiểu dẫn đến tỷ lệ thai lâm sàng tương tự trong khi tiết kiệm chi phí hơn.
Một nghiên cứu về quy trình kích thích tối thiểu so sánh giữa 2 nhóm những người bình thường với nhóm vô sinh do yếu tố ống dẫn trứng đã báo cáo kết quả cải thiện với clomiphene citrate so với letrozole, và kết luận rằng kích thích như vậy là khả thi trong bối cảnh của Ấn Độ.
Các nghiên cứu khác đánh giá những thay đổi nhỏ đối với các loại thuốc kích thích để giảm chi phí. Ở Ấn Độ, phụ nữ đang điều trị vô sinh do yếu tố nam nặng với letrozole đã giảm tổng liều thuốc GnRH agonist cần thiết và giảm chi phí 34% trong khi tỷ lệ mang thai tương đương với phác đồ GnRH agonist thông thường.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng từ Pakistan, so sánh kích thích buồng trứng với các chất ức chế aromatase, gonadotrophin và indomethacin với kích thích tiêu chuẩn và cho ra kết quả mang thai và LBR tương tự nhau.
Bàn luận
Mục đích chính của đánh giá này là mô tả sự phát triển của IVF và các dịch vụ ART khác trong khu vực LMIC, tập trung vào khả năng tiếp cận, hiệu quả, tính khả thi và khả năng chấp nhận. Ngoài ra, bài báo cáo cũng đã tóm tắt các trích dẫn về các dịch vụ ART giá cả phải chăng hiện có hoặc các biện pháp can thiệp để giảm chi phí.
Có thể thấy rằng các phương pháp điều trị ART chi phí cao ở LMIC thường là tại các phòng khám tư nhân và chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế, như vậy không thể tiếp cận được với những người có thu nhập thấp và trung bình sống ở các khu vực thành thị, vì chi phí ước tính cao hơn tới 50% so với tổng thu nhập bình quân đầu người ở nhiều quốc gia LMIC.
Vô sinh tiếp tục là một vấn đề sức khỏe toàn cầu vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng trên toàn thế giới. Đánh giá này được thực hiện để cung cấp thông tin cho các hướng dẫn của WHO và nâng cao vai trò của ART ở các nước LMIC. Báo cáo này hy vọng sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa việc quản lý các dịch vụ ART vào chương trình sức khỏe sinh sản và do đó cải thiện khả năng tiếp cận tổng thể đối với chăm sóc sinh sản ở các nước LMIC.
Tài liệu tham khảo: Tendai M. Chiware 1,2,*, Nathalie Vermeulen 3, Karel Blondeel 2,4, Roy Farquharson3, James Kiarie2, Kersti Lundin3,5, Thabo Christopher Matsaseng2,6, Willem Ombelet7,8, and Igor Toskin et al. IVF and other ART in low- and middle-income countries: a systematic landscape analysis. August 2020
Bệnh lý hiếm muộn ảnh hưởng đến khoảng 48,5 triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới với tỷ lệ hiện mắc ước tính khoảng 3,5–16,7% ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (low and middle income countries - LMIC), và cao tới 30–40% ở châu Phi cận Sahara. Phần lớn các cặp vợ chồng hiếm muộn ở các khu vực này không thể tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology - ART) do chi phí điều trị cao cùng với các rào cản về văn hóa, tôn giáo và luật pháp. Ngoài ra vô sinh và ART lại không được ưu tiên phát triển trong các khu vực này vì dân số quá đông, cần ưu tiên cho các kỹ thuật y tế khác (kế hoạch hóa gia đinh, tiêm chủng, sốt rét, HIV). Do do vô sinh ở các nước LMIC không chỉ là vấn đề về sức khỏe, mà còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng bị bỏ quên.
Hiện tại có rất ít các trung tâm ART an toàn hiệu quả mà lại có giá cả phải chăng tại các khu vực này, vì vậy việc tìm ra các quy trình ART phù hợp với các khu vực này là rất cần thiết.
Bài tổng quan này giúp khảo sát các dịch vụ IVF tại các nước LMIC cũng như tiềm năng phát triển của IVF tại các khu vực này, đồng thời giúp định vị và vạch ra kế hoạch phát triển cho IVF tại từng khu vực khác nhau trong tương lai.
Phương pháp
Cuộc tìm kiếm các cơ sở dữ liệu đã thu được 3769 trích dẫn. Sau khi xem xét các tiêu đề và tóm tắt, 283 bài báo đã thu được. Toàn văn của 283 bài báo đã được xem xét, bao gồm các báo cáo loạt ca, bài tổng quan, bài bình luận, tài liệu xám và tóm tắt từ kỷ yếu hội nghị. Cuối cùng, sau quá trình sàng lọc còn lại 84 bài báo, 63 trích dẫn, hầu hết là các nghiên cứu định tính và quan sát, mô tả một bức tranh tổng thể của ART về hiệu quả, tính khả thi và khả năng chấp nhận ART trong các nước LMIC.
Kết quả:
Các khu vực điều trị ART được đề cập đến gồm Đông Á và Thái Bình dương, Đông Âu và Trung Á, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe, Trung Đông và Bắc Phi, Nam Á, Châu Phi và vùng cận Sahara. Trong đó:
ART ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương được mô tả là có sự phát triển rất nhanh chóng. Các quốc gia có thực hiện IVF trong khu vực này gồm: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó chỉ ở Singapore và Hàn Quốc các cặp vợ chồng mới được trợ cấp làm IVF.
Mặc dù ART đã được phát triển tốt ở khu vực này, nhưng nó vẫn nằm ngoài khả năng của hầu hết các cặp vợ chồng hiếm muộn có mức thu nhập trung bình. Ngoài ra, đa số phòng khám hiếm muộn nằm ở các trung tâm đô thị, do đó hạn chế khả năng tiếp cận vật chất đối với người dân nông thôn.
Nhìn chung ở Đông Âu có sự tiếp cận tốt với các dịch vụ IVF. Về hiệu quả của IVF, có thể nói là tương đương với các nước Châu Âu có thu nhập cao.
Giống như khu vực Đông Á, chi phí cao cũng khiến nhiều người khó tiếp cận với IVF và chính phủ chưa có chính sách hỗ trợ tài chính cho điều trị IVF.
Số lượng các trung tâm IVF trong khu vực Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe đang gia tăng. Khả năng tiếp cận dịch vụ IVF bị hạn chế do chi phí cao, thời gian chờ đợi lâu, quy trình lập phức tạp và thiếu sự hỗ trợ của nhà nước để thực hiện IVF với chi phí hợp lý hơn.
Các trích dẫn từ khu vực Trung Đông và Bắc Phi hầu hết từ Iran và Ai Cập. Iran được báo cáo là quốc gia duy nhất thực hiện hiến tặng giao tử và mang thai hộ. Vai trò của ART ngày càng trở nên quan trọng đối với Iran, đất nước cho rằng việc gia tăng tình trạng không muốn có con là một thách thức quốc gia và hiện tại Iran đang tạo điều kiện hỗ trợ điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù ART bị hạn chế bởi chi phí ở Iran, nhưng chi phí này tương đối thấp hơn so với các nước láng giềng, điều này khuyến khích các cặp vợ chồng hiếm muộn nước ngoài đến Iran để điều trị ART.
Các quốc gia có thực hiện IVF trong khu vực Nam Á là: Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan và Sri Lanka. IVF có sự phát triển nhưng không được chính phủ trợ cấp.
Chi phí điển hình cho mỗi chu kỳ điều trị của IVF là từ 200 USD đến hơn 2500 USD tùy kỹ thuật IVF. Chi phí thấp, dễ tiếp cận, sẵn có và giá thuốc IVF thấp, cùng với sự sẵn có của nguồn cung người cho giao tử đã thúc đẩy sự phát triển của ngành IVF ở khu vực này.
Hạn chế là các liệu pháp ART mới thường được đưa trực tiếp từ phòng thí nghiệm đến thực hành lâm sàng và thiếu các dữ liệu an toàn cho phương pháp mới. Bệnh nhân sẽ chuyển sang việc chữa bệnh bằng đức tin, hy vọng có được một kết quả nhanh chóng và thành công.
Ở Pakistan nhiều người từ chối làm IUI vì những điều cấm kỵ về tôn giáo và văn hóa, và nếu họ điều trị, họ sẽ không tiết lộ điều này với gia đình.
Chỉ có <1,5% dân số Châu Phi được tiếp cận với ART. Nam Phi là quốc gia phát triển và có kinh nghiệm nhất trong việc cung cấp ART.
Một phương pháp để tăng hiệu quả điều trị được thực hành mạnh mẽ ở Châu Phi cận Sahara là chuyển nhiều phôi, được biện minh là vì lý do kinh tế và sợ thất bại.
Chi phí quá cao được coi là một yếu tố dẫn đến tỷ lệ sử dụng dịch vụ ART thấp. Khả năng tiếp cận đến các phòng khám là một rào cản khác đối với việc điều trị ART cho bệnh nhân.
Các sáng kiến nhằm hạn chế chi phí
Tại Ấn Độ, ART chi phí thấp được đánh giá trên 143 bệnh nhân. Quy trình kích thích nhẹ cộng với một số biện pháp cắt giảm chi phí , dẫn đến tỷ lệ sinh sống (LBR) cho mỗi chu kỳ là 14%, với chi phí trung bình là 675 USD cho IVF.
Ở Nam Phi, tỷ lệ thai lâm sàng là 16,3% trên mỗi lần chuyển phôi được báo cáo với một quy trình chi phí thấp (kích thích buồng trứng nhẹ, sử dụng tối ưu nhân viên được đào tạo và các quy trình phòng thí nghiệm tương ứng).
Kích thích tối thiểu so với kích thích thông thường được đánh giá ở Thổ Nhĩ Kỳ và cho thấy rằng kích thích tối thiểu dẫn đến tỷ lệ thai lâm sàng tương tự trong khi tiết kiệm chi phí hơn.
Một nghiên cứu về quy trình kích thích tối thiểu so sánh giữa 2 nhóm những người bình thường với nhóm vô sinh do yếu tố ống dẫn trứng đã báo cáo kết quả cải thiện với clomiphene citrate so với letrozole, và kết luận rằng kích thích như vậy là khả thi trong bối cảnh của Ấn Độ.
Các nghiên cứu khác đánh giá những thay đổi nhỏ đối với các loại thuốc kích thích để giảm chi phí. Ở Ấn Độ, phụ nữ đang điều trị vô sinh do yếu tố nam nặng với letrozole đã giảm tổng liều thuốc GnRH agonist cần thiết và giảm chi phí 34% trong khi tỷ lệ mang thai tương đương với phác đồ GnRH agonist thông thường.
Một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng từ Pakistan, so sánh kích thích buồng trứng với các chất ức chế aromatase, gonadotrophin và indomethacin với kích thích tiêu chuẩn và cho ra kết quả mang thai và LBR tương tự nhau.
Bàn luận
Mục đích chính của đánh giá này là mô tả sự phát triển của IVF và các dịch vụ ART khác trong khu vực LMIC, tập trung vào khả năng tiếp cận, hiệu quả, tính khả thi và khả năng chấp nhận. Ngoài ra, bài báo cáo cũng đã tóm tắt các trích dẫn về các dịch vụ ART giá cả phải chăng hiện có hoặc các biện pháp can thiệp để giảm chi phí.
Có thể thấy rằng các phương pháp điều trị ART chi phí cao ở LMIC thường là tại các phòng khám tư nhân và chỉ dành cho những người có điều kiện kinh tế, như vậy không thể tiếp cận được với những người có thu nhập thấp và trung bình sống ở các khu vực thành thị, vì chi phí ước tính cao hơn tới 50% so với tổng thu nhập bình quân đầu người ở nhiều quốc gia LMIC.
Vô sinh tiếp tục là một vấn đề sức khỏe toàn cầu vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng trên toàn thế giới. Đánh giá này được thực hiện để cung cấp thông tin cho các hướng dẫn của WHO và nâng cao vai trò của ART ở các nước LMIC. Báo cáo này hy vọng sẽ hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa việc quản lý các dịch vụ ART vào chương trình sức khỏe sinh sản và do đó cải thiện khả năng tiếp cận tổng thể đối với chăm sóc sinh sản ở các nước LMIC.
Tài liệu tham khảo: Tendai M. Chiware 1,2,*, Nathalie Vermeulen 3, Karel Blondeel 2,4, Roy Farquharson3, James Kiarie2, Kersti Lundin3,5, Thabo Christopher Matsaseng2,6, Willem Ombelet7,8, and Igor Toskin et al. IVF and other ART in low- and middle-income countries: a systematic landscape analysis. August 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lão hóa buồng trứng sớm vô căn: nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai nhờ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-08-2022
Lão hóa buồng trứng sớm vô căn: nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai nhờ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-08-2022
Thiếu hụt protein P62 từ tuyến yên làm giảm sản xuất LH dẫn đến vô sinh ở nữ giới - Ngày đăng: 16-08-2022
Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trong thai kỳ và tiền sản giật - Ngày đăng: 16-08-2022
Phân tích độ dày-hình thái nội mạc tử cung và kết quả thai lâm sàng trên 12.991 chu kì IVF tươi - Ngày đăng: 16-08-2022
Hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng Random-Start PPOS trong bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 11-08-2022
Đánh giá dấu hiệu thụ tinh – một dấu ấn sinh học về chất lượng phôi - Ngày đăng: 11-08-2022
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ kết hợp với tương hợp HLA: Từ tư vấn đến sinh con và xa hơn. - Ngày đăng: 01-08-2022
Hỗ trợ hoạt hóa noãn bằng Canxi Ionophore cải thiện kết quả điều trị và an toàn cho con cái của bệnh nhân vô sinh: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 01-08-2022
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK