Tin tức
on Tuesday 16-08-2022 8:44am
Danh mục: Tin quốc tế
BS. Lê Nữ Hồng Phương, BS. Hồ Ngọc Anh Vũ – IVFMD Tân Bình
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mang đến nhiều hy vọng mới cho những phụ nữ có vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nhờ đó, họ có thể thực hiện được thiên chức của mình. Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng mang thai càng giảm do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là quá trình lão hóa của buồng trứng. Lão hoá buồng trứng bao gồm: lão hoá bình thường (NOA – normal ovarian aging) và lão hoá sớm (EOA – early ovarian aging).
Nhằm trả lời cho các câu hỏi xung quanh vấn đề còn nhiều nghi vấn này, Christensen và cs. (2022) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng noãn bào dựa trên nguy cơ sẩy thai, bên cạnh cơ hội có thai lâm sàng và trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi. Dân số nghiên cứu là ở phụ nữ trẻ có EOA vô căn với phụ nữ trẻ NOA. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là liệu tình trạng lão hóa buồng trứng vô căn ở phụ nữ trẻ đáp ứng kém với kích thích buồng trứng có liên quan đến việc giảm chất lượng noãn bào được xác định bằng nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai lâm sàng cũng như trẻ sinh sống hay không?
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ sổ bộ, dựa trên dữ liệu được đăng ký quốc gia bao gồm các chu kỳ điều trị của phụ nữ ≤37 tuổi sau khi điều trị thụ tinh ống nghiệm tại Đan Mạch trong giai đoạn 1995–2014. Phụ nữ được chia thành hai nhóm phụ thuộc vào dự trữ buồng trứng của họ bao gồm: (i) nhóm lão hóa buồng trứng sớm (EOA) và (ii) nhóm lão hóa buồng trứng bình thường (NOA).
Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguy cơ sẩy thai chung của nhóm EOA tương đương với nhóm NOA (OR đã hiệu chỉnh: 1,04, khoảng tin cậy 95%: 0,86; 1,26). Việc phân tầng theo kiểu sẩy thai cho thấy nguy cơ tương đương ở nhóm EOA và NOA. Tỷ lệ thai lâm sàng hoặc trẻ sinh sống theo mỗi chu kỳ chuyển phôi thấp hơn ở nhóm EOA so với nhóm NOA (OR đã hiệu chỉnh lần lượt là 0,77 (0,67; 0,88) và 0,78 (0,67; 0,90)). Dựa theo kết quả nghiên cứu này, các nhà lâm sàng có thêm dữ kiện về tỷ lệ sẩy thai cũng như cơ hội thành công khi điều trị thụ tinh ống nghiệm ở bệnh nhân lão hoá buồng trứng sớm. Nghiên cứu hiện tại không cho thấy tăng nguy cơ sẩy thai chung ở phụ nữ trẻ có EOA. Điều này cho thấy sự giảm sút số lượng noãn nhanh hơn bình thường ở những phụ nữ này không liên quan đến sự suy giảm đồng thời chất lượng noãn bào. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống cho mỗi lần chuyển phôi giảm. Điều này chứng minh rằng có các cơ chế khác đang hoạt động liên quan đến quá trình này. Một giả thuyết được đưa ra là do số noãn bào thu được thấp nên tạo ra ít phôi, ít lựa chọn cho việc sử dụng phôi, dẫn đến việc chuyển phôi có hình thái và tiềm năng làm tổ dưới mức tối ưu. Từ đây, các nhà lâm sàng có thêm cơ sở để tư vấn cho các bệnh nhân lão hóa buồng trứng sớm vô căn, cũng như có các chiến lược điều trị phù hợp cho họ trong tương lai. Hạn chế của nghiên cứu liên quan đến các yếu tố gây nhiễu do lựa chọn trên dân số nghiên cứu vì chỉ bao gồm những phụ nữ có điều trị từ hai chu kỳ trở lên và không có thông tin về tổng liều gonadotropin được sử dụng trong mỗi chu kỳ.
Nguồn tham khảo: Christensen MW, Ingerslev HJ, Kirkegaard K, Kesmodel US. 2022 May 6 “Idiopathic early ovarian ageing: risk of miscarriage and chance of delivery following ART in a nationwide cohort study.” Hum Reprod. DOI: 10.1093/humrep/deac093
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã mang đến nhiều hy vọng mới cho những phụ nữ có vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nhờ đó, họ có thể thực hiện được thiên chức của mình. Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng mang thai càng giảm do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là quá trình lão hóa của buồng trứng. Lão hoá buồng trứng bao gồm: lão hoá bình thường (NOA – normal ovarian aging) và lão hoá sớm (EOA – early ovarian aging).
-
Lão hoá buồng trứng bình thường (NOA)
- NOA bao gồm hai quá trình diễn ra song song: (i) sự giảm dần số lượng các nang noãn nguyên thủy còn lại và (ii) sự suy giảm chất lượng noãn bào, gây ra tăng nguy cơ lệch bội ở phôi.
- Quá trình thứ hai có thể được áp dụng để giải thích cho tình trạng suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác. Tình trạng này liên quan đến giảm khả năng làm tổ của phôi và tăng nguy cơ sẩy thai dẫn đến giảm khả năng sinh con khi tuổi của phụ nữ ngày càng cao.
- Ngoài ra, trong khi sự giảm dần các nang noãn nguyên thủy còn lại sẽ dẫn đến tình trạng mãn kinh (ở độ tuổi trung bình là 51) khi số lượng nang noãn là khoảng 1000 thì khả năng sinh sản thường kết thúc khoảng 5–10 năm trước đó, như vậy hai quá trình này không xảy ra đồng bộ.
- Một số giả thuyết đã được đưa ra về các cơ chế đằng sau sự suy giảm chất lượng noãn bào, tương ứng với nguy cơ phát sinh lệch bội thể. Tuổi tác càng cao càng gia tăng nguy cơ mất sự gắn kết của nhiễm sắc tử chị em, dẫn tới sự không ổn định của trục phân bào, hiện tượng này đưa đến sự phân chia không đồng đều của nhiễm sắc thể, làm tăng nguy cơ lệch bội.
- Tuy nhiên, việc thiếu dữ kiện đầy đủ về cơ chế bệnh sinh đằng sau hai quá trình của NOA cho phép đưa ra giả thuyết rằng hai quá trình có thể không nhất thiết phải đồng bộ; do đó, những dấu hiệu cho thấy sự suy giảm số lượng nang noãn sớm ở phụ nữ trẻ không liên quan đến suy giảm chất lượng noãn bào được ước tính bởi nguy cơ sẩy thai.
-
Lão hóa buồng trứng sớm (EOA):
- Đây là tình trạng giảm nhanh số lượng các nang noãn khi phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 30 và cuối cùng kết thúc với tình trạng mãn kinh sớm trước 45 tuổi ở 10% hoặc mãn kinh sớm trước 40 tuổi ở 1-5% phụ nữ.
- Nguyên nhân: 70% EOA là vô căn, nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác như di truyền chẳng hạn hội chứng Fragile X và Turner; hay phẫu thuật buồng trứng hoặc hóa trị hoặc bệnh lý tự miễn.
- Có thể chẩn đoán EOA bằng đánh giá dự trữ buồng trứng thông qua xét nghiệm AMH (Anti-Müllerian hormone), đếm số nang thứ cấp đầu chu kỳ (AFC) hoặc từ số lượng noãn thu được sau điều trị kích thích buồng trứng trong hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, cần lưu ý dự trữ buồng trứng có thể không liên quan trực tiếp đến chất lượng noãn bào.
- Có mối tương quan nghịch giữa số lượng noãn bào chọc hút được và tỷ lệ sẩy thai. Tuy nhiên, ở phụ nữ trẻ dưới 36–37 tuổi, nguy cơ sẩy thai không có mối tương quan chặt chẽ với số lượng noãn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này có nhiều hạn chế do không điều chỉnh đầy đủ các yếu tố gây nhiễu có liên quan như BMI, hút thuốc lá, số chu kỳ điều trị trước đó,…
- Gần đây, hai nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ sẩy thai tương đương ở phụ nữ trẻ (≤ 35 tuổi) có giảm dự trữ buồng trứng và những người cùng tuổi có dự trữ buồng trứng bình thường. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều không loại trừ những phụ nữ bị EOA do nguyên nhân bệnh lý.
- Liệu lão hoá buồng trứng sớm vô căn có liên quan đến sự suy giảm chất lượng noãn bào hay không vẫn chưa được giải đáp thỏa đáng.
Nhằm trả lời cho các câu hỏi xung quanh vấn đề còn nhiều nghi vấn này, Christensen và cs. (2022) đã thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng noãn bào dựa trên nguy cơ sẩy thai, bên cạnh cơ hội có thai lâm sàng và trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi. Dân số nghiên cứu là ở phụ nữ trẻ có EOA vô căn với phụ nữ trẻ NOA. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là liệu tình trạng lão hóa buồng trứng vô căn ở phụ nữ trẻ đáp ứng kém với kích thích buồng trứng có liên quan đến việc giảm chất lượng noãn bào được xác định bằng nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai lâm sàng cũng như trẻ sinh sống hay không?
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ sổ bộ, dựa trên dữ liệu được đăng ký quốc gia bao gồm các chu kỳ điều trị của phụ nữ ≤37 tuổi sau khi điều trị thụ tinh ống nghiệm tại Đan Mạch trong giai đoạn 1995–2014. Phụ nữ được chia thành hai nhóm phụ thuộc vào dự trữ buồng trứng của họ bao gồm: (i) nhóm lão hóa buồng trứng sớm (EOA) và (ii) nhóm lão hóa buồng trứng bình thường (NOA).
- EOA được định nghĩa là ≤ 5 noãn bào chọc hút được trong chu kỳ điều trị thứ nhất và thứ hai.
- Nhóm NOA phải có ít nhất hai chu kỳ kích thích buồng trứng với 8 noãn bào chọc hút được trong chu kỳ đầu tiên hoặc chu kỳ thứ hai.
- Các trường hợp có nguyên nhân đã biết có thể ảnh hưởng đến dự trữ buồng trứng như lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật trước đó trên buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, hóa trị liệu đều bị loại trừ.
- Chất lượng noãn bào được đánh giá bằng việc xác định nguy cơ sẩy thai chung (≤ 22 tuần) và được phân tầng thành: thai sinh hóa, sẩy thai sớm (tuổi thai≤ 12 tuần) và sẩy thai muộn (tuổi thai > 12 tuần).
- Kết cục phụ là tỷ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy nguy cơ sẩy thai chung của nhóm EOA tương đương với nhóm NOA (OR đã hiệu chỉnh: 1,04, khoảng tin cậy 95%: 0,86; 1,26). Việc phân tầng theo kiểu sẩy thai cho thấy nguy cơ tương đương ở nhóm EOA và NOA. Tỷ lệ thai lâm sàng hoặc trẻ sinh sống theo mỗi chu kỳ chuyển phôi thấp hơn ở nhóm EOA so với nhóm NOA (OR đã hiệu chỉnh lần lượt là 0,77 (0,67; 0,88) và 0,78 (0,67; 0,90)). Dựa theo kết quả nghiên cứu này, các nhà lâm sàng có thêm dữ kiện về tỷ lệ sẩy thai cũng như cơ hội thành công khi điều trị thụ tinh ống nghiệm ở bệnh nhân lão hoá buồng trứng sớm. Nghiên cứu hiện tại không cho thấy tăng nguy cơ sẩy thai chung ở phụ nữ trẻ có EOA. Điều này cho thấy sự giảm sút số lượng noãn nhanh hơn bình thường ở những phụ nữ này không liên quan đến sự suy giảm đồng thời chất lượng noãn bào. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ trẻ sinh sống cho mỗi lần chuyển phôi giảm. Điều này chứng minh rằng có các cơ chế khác đang hoạt động liên quan đến quá trình này. Một giả thuyết được đưa ra là do số noãn bào thu được thấp nên tạo ra ít phôi, ít lựa chọn cho việc sử dụng phôi, dẫn đến việc chuyển phôi có hình thái và tiềm năng làm tổ dưới mức tối ưu. Từ đây, các nhà lâm sàng có thêm cơ sở để tư vấn cho các bệnh nhân lão hóa buồng trứng sớm vô căn, cũng như có các chiến lược điều trị phù hợp cho họ trong tương lai. Hạn chế của nghiên cứu liên quan đến các yếu tố gây nhiễu do lựa chọn trên dân số nghiên cứu vì chỉ bao gồm những phụ nữ có điều trị từ hai chu kỳ trở lên và không có thông tin về tổng liều gonadotropin được sử dụng trong mỗi chu kỳ.
Nguồn tham khảo: Christensen MW, Ingerslev HJ, Kirkegaard K, Kesmodel US. 2022 May 6 “Idiopathic early ovarian ageing: risk of miscarriage and chance of delivery following ART in a nationwide cohort study.” Hum Reprod. DOI: 10.1093/humrep/deac093
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lão hóa buồng trứng sớm vô căn: nguy cơ sẩy thai và cơ hội mang thai nhờ vào kỹ thuật hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-08-2022
Thiếu hụt protein P62 từ tuyến yên làm giảm sản xuất LH dẫn đến vô sinh ở nữ giới - Ngày đăng: 16-08-2022
Kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trong thai kỳ và tiền sản giật - Ngày đăng: 16-08-2022
Phân tích độ dày-hình thái nội mạc tử cung và kết quả thai lâm sàng trên 12.991 chu kì IVF tươi - Ngày đăng: 16-08-2022
Hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng Random-Start PPOS trong bảo tồn khả năng sinh sản - Ngày đăng: 11-08-2022
Đánh giá dấu hiệu thụ tinh – một dấu ấn sinh học về chất lượng phôi - Ngày đăng: 11-08-2022
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ kết hợp với tương hợp HLA: Từ tư vấn đến sinh con và xa hơn. - Ngày đăng: 01-08-2022
Hỗ trợ hoạt hóa noãn bằng Canxi Ionophore cải thiện kết quả điều trị và an toàn cho con cái của bệnh nhân vô sinh: Tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 01-08-2022
Kết quả rã đông noãn tự thân trong mười lăm năm từ một trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn trực thuộc trường đại học - Ngày đăng: 01-08-2022
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK