Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Saturday 11-12-2010 12:55pm
Viết bởi: Administrator

hoang the

 

 

ThS. BS. Vương Thị Ngọc Lan

Đại học Y Dược TPHCM

 

 

 


GIỚI THIỆU

Hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là một lĩnh vực chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Từ những ngày đầu mới phát triển TTTON, các chuyên gia đã dựa trên kinh nghiệm thực tế của họ và cho rằng “mặc dù việc chọc hút trứng có thể đưa đến việc giảm chức năng hoàng thể trong việc tổng hợp estradiol và progesterone, nhưng hỗ trợ giai đoạn hoàng thể là không cần thiết và không có ý nghĩa lâm sàng” (Jones và cs., 1982). Tuy nhiên, cần thấy rằng có một vài điểm khác biệt trong cách kích thích buồng trứng (KTBT) để làm TTTON trong giai đoạn trước đây và hiện nay. Trước đây, KTBT không kết hợp sử dụng GnRH analogues để khống chế đỉnh LH sớm, sử dụng CC để KTBT, do đó nồng độ đỉnh estradiol không cao và hầu như sử dụng hCG 10.000 IU để gây trưởng thành noãn.

Từ khi GnRH analogues được đưa vào sử dụng trong phác đồ KTBT, hỗ trợ giai đoạn hoàng thể được quan tâm nhiều hơn. Các nhà lâm sàng thấy rằng hỗ trợ hoàng thể là cần thiết và thường sử dụng progesterone trong pha hoàng thể, kéo dài đến tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, các phác đồ hỗ trợ hoàng thể cũng như liều thuốc, đường dùng, thời gian sử dụng,… rất khác nhau giữa các trung tâm TTTON, chủ yếu được dựa trên kinh nghiệm lâm sàng hơn là các thử nhiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Trong bài này, chúng tôi sẽ bàn về các vấn đề liên quan đến hỗ trợ giai đoạn hoàng thể, dựa trên các chứng cứ y học hiện có.

SỰ CẦN THIẾT CỦA HỖ TRỢ HOÀNG THỂ TRONG CÁC CHU KỲ TTTON CÓ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG

Ngay từ những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên vào những năm 1970, các chuyên gia hỗ trợ sinh sản đã ghi nhận có sự thay đổi của pha hoàng thể khi kích thích buồng trứng bằng hMG (Edwards và cs., 1980). Sau đó, nhiều nghiên cứu sử dụng hMG để KTBT trong thụ tinh trong ống nghiệm đã xác nhận pha hoàng thể bị bất thường với đặc điểm là nồng độ progesterone tăng sớm ở đầu pha hoàng thể và độ dài pha hoàng thể bị ngắn đi đáng kể (Jones, 1996) (hình 1).

so do1

Hình 1. Sơ đồ mô tả sự thay đổi độ dài pha hoàng thể và nồng độ progesterone trong pha hoàng thể gây ra do kích thích buồng trứng (Vẽ lại theo Jones, 1996).

Các nguyên nhân gây giảm sản xuất hormone steroids trong pha hoàng thể trong TTTON

  • Sự sử dụng rộng rãi GnRH agonist trong phác đồ KTBT đã giúp ngăn ngừa đỉnh LH sớm, cải thiện tỉ lệ thành công một cách đáng kể. Thông thường, khi sử dụng GnRH agonist, tuyến yên bị ức chế từ 2 – 3 tuần sau khi ngưng tiêm thuốc. Điều này gây ra sự ức chế các xung LH trong pha hoàng thể, do đó, sự tổng hợp Estradiol và Progesterone trong pha hoàng thể bị giảm (Belaisch-Allart và cs., 1987; Smitz và cs., 1988; Smith và cs., 1989).
  • Kích thích buồng trứng gây sự phát triển của nhiều nang noãn, kéo theo sự tạo lập nhiều hoàng thể sau chọc hút lấy noãn của các nang này. Việc khởi động trưởng thành noãn trong các chu kỳ KTBT thường bằng hCG, mà hCG có thời gian bán hủy dài hơn LH nội sinh của cơ thể, do đó, gây tác động nhi
Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN - Ngày đăng: 09-04-2007
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK