Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 22-10-2021 11:40am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Vĩnh Thiên Ngọc - IVFMD

Trong vài thập kỷ qua, các hệ thống nuôi cấy phôi đã liên tục được cải tiến trong nỗ lực tạo ra một môi trường sinh lý hơn cho phôi tiền làm tổ. Hầu hết các labo thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trên toàn thế giới hiện đang sử dụng các hệ thống nuôi cấy tĩnh, mặc dù trên thực tế không có hệ thống nuôi cấy nào có thể hoàn toàn tĩnh. Môi trường nuôi cấy được thiết kế để tránh xáo trộn phôi, nhưng một hệ thống nuôi cấy tĩnh lại không tương tự môi trường thay đổi liên tục như phôi in vivo. Trong thụ tinh ống nghiệm, thể tích môi trường hoặc mật độ phôi đã được chứng minh là có tác động đến tiềm năng của phôi. Ngoài ra, phôi tiết ra các yếu tố tăng trưởng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Mặc dù vẫn chưa được xác nhận ở người, bằng chứng như vậy cho thấy các yếu tố tự tiết và cận tiết là không thể thiếu trong quá trình phát triển phôi và việc thao tác có thể làm thay đổi sự phát triển của phôi. Việc hệ thống nuôi cấy in vitro của con người nên là tĩnh hay động đã được xem xét từ lâu. Tuy nhiên, việc thiếu các thiết kế nghiên cứu nghiêm ngặt đã không đi đến kết luận dứt khoát về việc sử dụng hệ thống nuôi cấy nào có lợi nhất cho phôi tiền làm tổ. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định xem một hệ thống nuôi cấy phôi động có ảnh hưởng đến tiềm năng của phôi IVF hay không.
 
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu RCT, ở bệnh nhân IVF có dự trữ buồng trứng bình thường, đủ điều kiện chuyển hai phôi theo hướng dẫn của ASRM. Các hợp tử 2PN của mỗi bệnh nhân  được chia ngẫu nhiên: một nửa được nuôi cấy động và một nửa nuôi cấy tĩnh. Hệ thống nuôi cấy động được sử dụng là NSSB-300 (Nepagene). Sau khi nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, PGT-A được sử dụng để chọn phôi nguyên bội và lấy dấu vân tay DNA (DNA fingerprinting). Các phôi nang nguyên bội tốt nhất từ ​​mỗi hệ thống nuôi cấy đã được lựa chọn và bệnh nhân chuyển 2 phôi trữ. Nếu bệnh nhân mang thai đơn, dấu vân tay DNA được sử dụng để xác định phôi nào trong hai phôi nang đã làm tổ.
 
Kết quả: Kết quả chính là tỷ lệ phôi nang có thể sử dụng được. Kết quả phụ là tỷ lệ làm tổ duy trì (sustained implantation rate - SIR). Có 100 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có tất cả 609 2PN được nuôi cấy động và 615 2PN được nuôi cấy tĩnh được theo dõi; thu được 304 phôi nang được trong nuôi cấy động và 333 phôi nang trong nuôi cấy tĩnh. Sau khi phân tích ghép đôi, tỷ lệ phôi nang hữu dụng là tương tự giữa nuôi cấy động và tĩnh (58,3% so với 57,1%). Ngoài ra, không có sự khác biệt về tỷ lệ lệch bội (20,0% so với 33,3%) hoặc SIR (67,1% so với 63,1%) giữa các nhóm.
 
 Thử nghiệm RCT ghép cặp này đã chứng minh rằng nuôi cấy động với việc sử dụng nền tảng NSSB-300 không ảnh hưởng đến tỷ lệ phôi nang hữu dụng. Những phát hiện này khác với những nghiên cứu trước đó đã xác định những cải thiện trong cả sự phát triển phôi nang hữu dụng và tỷ lệ mang thai. Điểm mạnh của nghiên cứu hiện tại bao gồm bản chất tiến cứu và thiết kế nghiên cứu theo cặp, cho phép cặp đôi tự kiểm soát, do đó củng cố các phân tích. Một hạn chế của nghiên cứu bao gồm việc loại trừ những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng kém. Tiêu chí loại trừ như vậy đã được thực hiện để đảm bảo đủ năng lực mẫu để đánh giá kết quả chính là sự phát triển phôi nang hữu dụng. Tuy nhiên, một quần thể nghiên cứu như vậy có thể hạn chế giá trị bên ngoài của những phát hiện này. Do đó, có thể không giống như noãn của những người đáp ứng bình thường, noãn của những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng kém thực sự có thể đã cải thiện sự phát triển trong một loại hệ thống nuôi cấy nhất định (ví dụ, động hoặc tĩnh). Ngoài ra, giá trị bên ngoài có thể bị hạn chế vì nó liên quan đến các quy trình và điều kiện labo phôi học cụ thể trong khoảng thời gian nghiên cứu. Ví dụ, các quy trình được thực hiện thường quy trong phòng thí nghiệm của nhóm nghiên cứu bao gồm ICSI, AH, nuôi cấy phôi nhóm, môi trường chuyển tiếp, nuôi cấy phôi đến giai đoạn phôi nang và PGT-A. Do đó, mặc dù các kết quả này không cho thấy sự khác biệt về kết quả labo hoặc lâm sàng bằng cách lựa chọn hệ thống nuôi cấy (tức là tĩnh và động), việc cải thiện các thông số như vậy có thể không không xảy ra tại labo khác. Tương tự như vậy, chỉ có một quy trình cho cài đặt nền tảng được kiểm tra trong nghiên cứu này, nhưng vẫn chưa biết liệu các cài đặt thay thế có mang lại kết quả khác hay không. Khi IVF trở nên dễ tiếp cận hơn, tương lai của công nghệ hỗ trợ sinh sản nằm ở việc tối ưu hóa sự phát triển phôi trong ống nghiệm. Dữ liệu hiện tại chỉ ra rằng nuôi cấy phôi động với việc sử dụng nền tảng nuôi cấy động ở các trung tâm đã thử nghiệm trước đây không cải thiện kết quả IVF so với nuôi cấy phôi tĩnh. Mặc dù không có nghiên cứu nào là không có hạn chế, nhưng thiết kế ngẫu nhiên và ghép đôi là duy nhất để đánh giá hệ thống nuôi cấy này được kỳ vọng sẽ loại bỏ phần lớn các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn. Mặc dù không có sự cải thiện nào về kết quả được xác định sau khi nuôi cấy trong hệ thống động trong labo của nhóm nghiên cứu, các hệ thống động khác phải được đánh giá chặt chẽ trong các phòng thí nghiệm IVF khác thực hiện cả các kỹ thuật tương tự và khác biệt. Với những phát hiện của nhóm tác giả, có thể là nếu labo thường quy thực hiện các kỹ thuật như ICSI, AH, nuôi cấy nhóm, môi trường chuyển tiếp, nuôi cấy mở rộng và PGT-A, thì lợi ích của nuôi cấy động có thể không đo lường được.
 
Nghiên cứu này là nghiên cứu RCT đầu tiên để đánh giá một hệ thống nuôi cấy phôi động trên phôi người. Trái ngược với dữ liệu được công bố trước đây, nuôi cấy động với việc sử dụng nền tảng vi hiệu chuẩn không cải thiện tốc độ phát triển phôi nang hữu dụng hoặc SIR. Dữ liệu hiện tại không chứng minh được bất kỳ tác động nào đối với kết quả lâm sàng do đó cần các nghiên cứu khác trong tương lai để đánh giá chắc chắn hơn.
 
Nguồn: Juneau CR, Tiegs AW, Franasiak JM, Goodman LR, Whitehead C, Patounakis G, Scott Jr RT. Embryo’s Natural Motion (enMotion): a paired randomized controlled trial evaluating a dynamic embryo culture system. Fertility and sterility. 2020 Mar 1;113(3):578-86.
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK