Tin tức
on Monday 12-07-2021 12:52pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Lê Thị Bích Phượng- Chuyên viên phôi học- IVFMD Phú Nhuận
Khoảng 15% các cặp đôi trong độ tuổi sinh sản vô sinh hiếm muộn, trong đó, nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu được báo cáo là do yếu tố nam giới. Chẩn đoán nguyên nhân vô sinh ở nam giới theo hướng dẫn của WHO dựa trên các thông số tinh dịch đồ như thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỉ lệ di động, hình dạng tinh trùng… đã được sử dụng trong rất nhiều năm qua. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa chất lượng tinh dịch và kết quả điều trị, tuy nhiên, các thông số tinh dịch đồ không thể được sử dụng như yếu tố tiên lượng sự thành công của một chu kỳ điều trị. Các bằng chứng hiện tại cho rằng, xét nghiệm tinh dịch đồ không thể đánh giá được những yếu tố có thể là nguyên nhân gây vô sinh khác ở cấp độ bào quan hay DNA của tinh trùng.
Các kỹ thuật mới đã được đưa ra nhằm phân tích thêm về chức năng tinh trùng. Phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation- SDF) được định nghĩa là sự đứt gãy mạch đôi hoặc mạch đơn DNA tinh trùng, được cho là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam, tác động tiêu cực lên kết quả sinh sản cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau. Hai phân tích tổng hợp gần đây cho thấy phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng xấu lên kết quả thai lâm sàng (Simon và cs, 2017) và tăng nguy cơ sẩy thai liên tiếp (McQueen và cs, 2019). Việc sửa chữa sai hỏng của DNA tinh trùng phụ thuộc rất nhiều vào noãn ở giai đoạn sau thụ tinh. Khả năng sửa chữa phân mảnh DNA tinh trùng của noãn phụ thuộc vào mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng, chất lượng bộ gen và chất lượng tế bào chất của noãn. Trên thực tế, đã có nghiên cứu báo cáo rằng không có sự khác biệt về kết quả lâm sàng giữa các nhóm SDF khi xin noãn, qua đó cho thấy chất lượng noãn có thể tác động đến phân mảnh DNA tinh trùng lên kết quả thai. Tuy nhiên vẫn cần phải làm sáng tỏ rằng tác động của phân mảnh DNA tinh trùng có phụ thuộc vào tuổi noãn hay không. Do đó, Amanda Souza Setti và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của phân mảnh DNA tinh trùng lên kết quả lâm sàng trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản ở những bệnh nhân ở các nhóm tuổi khác nhau.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện từ tháng 06/2017 đến tháng 12/2019. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm dựa trên độ tuổi: ≤ 36 tuổi (n = 285), 37-40 tuổi (n = 147) và >40 tuổi (n = 108). Kỹ thuật SCD (sử dụng bộ kit Halosperm) được sử dụng để đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng. Theo mỗi nhóm tuổi, độ phân mảnh DNA tinh trùng được chia thành 2 nhóm: chỉ số phân mảnh thấp (SDF < 30%) và chỉ số phân mảnh cao (SDF ≥ 30%). Ngưỡng tham khảo SCD được sử dụng dựa trên kết quả từ những nghiên cứu trước đó. Tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai và tỉ lệ sẩy thai được so sánh giữa các nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân trẻ tuổi (≤ 36 tuổi) và những bệnh nhân có độ tuổi từ 37- 40, không có bất kỳ sự khác biệt nào về kết quả phôi học và kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân có SDF < 30% hoặc SDF ≥ 30%. Ở nhóm bệnh nhân > 40 tuổi, tỉ lệ phôi tốt ngày 3 (54,4% với 33,1%; P= 0,005), tỉ lệ hình thành phôi nang (49,6% với 30,2%; P = 0,035), tỉ lệ phôi nang tốt (70,6% với 44,6%; P = 0,014) ở nhóm SDF ≥30% cao hơn đáng kể so với nhóm SDF ≥ 30%. Ngoài ra, nghiên cứu còn quan sát thấy rằng tỉ lệ thai (20,0% với 7,7%; P = 0,040) và tỉ lệ làm tổ (19,7% với 11,9%; P < 0,001) cũng thấp hơn ở nhóm SDF ≥ 30%. Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai ở nhóm > 40 tuổi có SDF ≥ 30% chiếm tới 100%, cao hơn đáng kể so với nhóm SDF < 30% (12,5%; P < 0,001).
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy noãn ở những bệnh nhân lớn tuổi khi được thụ tinh với tinh trùng mang phân mảnh DNA cao sẽ phát triển thành phôi có chất lượng kém, từ đó dẫn đến tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai thấp, tăng nguy cơ sẩy thai ở các chu kỳ ICSI.
Nguồn: Amanda Souza Setti và cs (2021). Oocyte ability to repair sperm DNA fragmentation: the impact of maternal age on intracytoplasmic sperm injection outcomes. Fertility and Sterility. 10.1016/j.fertnstert.2020.10.045
Khoảng 15% các cặp đôi trong độ tuổi sinh sản vô sinh hiếm muộn, trong đó, nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu được báo cáo là do yếu tố nam giới. Chẩn đoán nguyên nhân vô sinh ở nam giới theo hướng dẫn của WHO dựa trên các thông số tinh dịch đồ như thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỉ lệ di động, hình dạng tinh trùng… đã được sử dụng trong rất nhiều năm qua. Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa chất lượng tinh dịch và kết quả điều trị, tuy nhiên, các thông số tinh dịch đồ không thể được sử dụng như yếu tố tiên lượng sự thành công của một chu kỳ điều trị. Các bằng chứng hiện tại cho rằng, xét nghiệm tinh dịch đồ không thể đánh giá được những yếu tố có thể là nguyên nhân gây vô sinh khác ở cấp độ bào quan hay DNA của tinh trùng.
Các kỹ thuật mới đã được đưa ra nhằm phân tích thêm về chức năng tinh trùng. Phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation- SDF) được định nghĩa là sự đứt gãy mạch đôi hoặc mạch đơn DNA tinh trùng, được cho là một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam, tác động tiêu cực lên kết quả sinh sản cũng như làm tăng nguy cơ mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau. Hai phân tích tổng hợp gần đây cho thấy phân mảnh DNA tinh trùng có ảnh hưởng xấu lên kết quả thai lâm sàng (Simon và cs, 2017) và tăng nguy cơ sẩy thai liên tiếp (McQueen và cs, 2019). Việc sửa chữa sai hỏng của DNA tinh trùng phụ thuộc rất nhiều vào noãn ở giai đoạn sau thụ tinh. Khả năng sửa chữa phân mảnh DNA tinh trùng của noãn phụ thuộc vào mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng, chất lượng bộ gen và chất lượng tế bào chất của noãn. Trên thực tế, đã có nghiên cứu báo cáo rằng không có sự khác biệt về kết quả lâm sàng giữa các nhóm SDF khi xin noãn, qua đó cho thấy chất lượng noãn có thể tác động đến phân mảnh DNA tinh trùng lên kết quả thai. Tuy nhiên vẫn cần phải làm sáng tỏ rằng tác động của phân mảnh DNA tinh trùng có phụ thuộc vào tuổi noãn hay không. Do đó, Amanda Souza Setti và cộng sự (2021) đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của phân mảnh DNA tinh trùng lên kết quả lâm sàng trong chu kỳ hỗ trợ sinh sản ở những bệnh nhân ở các nhóm tuổi khác nhau.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu thực hiện từ tháng 06/2017 đến tháng 12/2019. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm dựa trên độ tuổi: ≤ 36 tuổi (n = 285), 37-40 tuổi (n = 147) và >40 tuổi (n = 108). Kỹ thuật SCD (sử dụng bộ kit Halosperm) được sử dụng để đánh giá phân mảnh DNA tinh trùng. Theo mỗi nhóm tuổi, độ phân mảnh DNA tinh trùng được chia thành 2 nhóm: chỉ số phân mảnh thấp (SDF < 30%) và chỉ số phân mảnh cao (SDF ≥ 30%). Ngưỡng tham khảo SCD được sử dụng dựa trên kết quả từ những nghiên cứu trước đó. Tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai và tỉ lệ sẩy thai được so sánh giữa các nhóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân trẻ tuổi (≤ 36 tuổi) và những bệnh nhân có độ tuổi từ 37- 40, không có bất kỳ sự khác biệt nào về kết quả phôi học và kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân có SDF < 30% hoặc SDF ≥ 30%. Ở nhóm bệnh nhân > 40 tuổi, tỉ lệ phôi tốt ngày 3 (54,4% với 33,1%; P= 0,005), tỉ lệ hình thành phôi nang (49,6% với 30,2%; P = 0,035), tỉ lệ phôi nang tốt (70,6% với 44,6%; P = 0,014) ở nhóm SDF ≥30% cao hơn đáng kể so với nhóm SDF ≥ 30%. Ngoài ra, nghiên cứu còn quan sát thấy rằng tỉ lệ thai (20,0% với 7,7%; P = 0,040) và tỉ lệ làm tổ (19,7% với 11,9%; P < 0,001) cũng thấp hơn ở nhóm SDF ≥ 30%. Ngoài ra, tỉ lệ sẩy thai ở nhóm > 40 tuổi có SDF ≥ 30% chiếm tới 100%, cao hơn đáng kể so với nhóm SDF < 30% (12,5%; P < 0,001).
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy noãn ở những bệnh nhân lớn tuổi khi được thụ tinh với tinh trùng mang phân mảnh DNA cao sẽ phát triển thành phôi có chất lượng kém, từ đó dẫn đến tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ thai thấp, tăng nguy cơ sẩy thai ở các chu kỳ ICSI.
Nguồn: Amanda Souza Setti và cs (2021). Oocyte ability to repair sperm DNA fragmentation: the impact of maternal age on intracytoplasmic sperm injection outcomes. Fertility and Sterility. 10.1016/j.fertnstert.2020.10.045
Từ khóa: Khả năng sửa chữa phân mảnh DNA tinh trùng của noãn: ảnh hưởng của tuổi mẹ trên kết quả ICSI
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thuốc chủng ngừa COVID-19 có an toàn trong thai kỳ hay không? - Ngày đăng: 12-07-2021
Sức khoẻ của trẻ 2 tuổi được sinh ra từ noãn thuỷ tinh hoá hiến tặng so với trẻ cùng lứa tuổi được sinh từ noãn tươi hiến tặng - Ngày đăng: 12-07-2021
Ảnh hưởng và cơ chế của nhiễm trùng đường sinh dục lên các thông số stress oxy hoá, phân mảnh DNA tinh trùng và chất lượng tinh dịch ở nam giới vô sinh - Ngày đăng: 12-07-2021
Tư vấn khám bệnh từ xa để chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong đại dịch COVID-19: phương pháp hữu hiệu hay con dao hai lưỡi? - Ngày đăng: 12-07-2021
Hội chứng buồng trứng đa nang và trầm cảm sau sinh: một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên dân số - Ngày đăng: 07-07-2021
Tuổi phôi nang, độ nở rộng, hình thái lớp lá nuôi phôi và số lượng phôi nang trữ lạnh là các yếu tố dự đoán khả năng làm tổ của một chu kỳ chuyển đơn phôi nang trong các chu kỳ trữ phôi toàn bộ - Ngày đăng: 07-07-2021
Các yếu tố tiên lượng khả năng có thai sau gây phóng noãn – bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 07-07-2021
Sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng trong tinh dịch của nam giới vô sinh - Bệnh nhân vô sinh nam dương tính với ASA - Ngày đăng: 07-07-2021
Song sinh cùng hợp tử sau khi chuyển đơn phôi nang: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và mù đôi phân tích time lapse - Ngày đăng: 02-07-2021
Mối quan hệ giữa stress và vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK