Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 07-07-2021 4:16pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Duy Khang – IVF Vạn Hạnh

Vô sinh nam ảnh hưởng đến khoảng 12% nam giới. Trong đó, hơn 50% trường hợp vô sinh nam không rõ nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân vô sinh nam không rõ nguyên nhân là sự hiện diện của kháng thể kháng tinh trùng (Antisperm Antibodies – ASA). ASA là các globulin miễn dịch kháng lại các kháng nguyên bề mặt tinh trùng. Hai lớp kháng thể (isotypes) của ASA đã được xác định là Immunoglobulin A (IgA) và Immunoglobulin G (IgG). Theo y văn, tỷ lệ mắc ASA ở nam giới vô sinh thay đổi trong khoảng 1% - 13%, tùy thuộc vào phương pháp sàng lọc và giá trị giới hạn được sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ASA, nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới vô sinh vẫn chưa xác định rõ ràng.

Có một số nguyên nhân cho sự hiện diện của ASA đã được mô tả. Có ý kiến cho rằng do kháng nguyên tinh trùng tiếp xúc với hệ miễn dịch do hàng rào máu - tinh hoàn bị tổn thương. Sự tổn thương này có thể do nhiễm trùng tinh hoàn (viêm mào tinh hoặc viêm tinh hoàn), tổn thương ống dẫn tinh hoặc tổn thương cơ học tinh hoàn như thắt ống dẫn tinh, dẫn đến đáp ứng miễn dịch bao gồm sản xuất ASA. Điều này gây ra tổn thương ống dẫn tinh, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng.

Năm 1954, ảnh hưởng của ASA lên vô sinh nam đã được báo cáo lần đầu tiên bởi Wilson và Rumke. Sự hiện diện của ASA có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh. ASA làm giảm khả năng di động tiến tới và ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh trùng qua chất nhầy cổ tử cung. Ngoài ra, ASA có thể ngăn cản quá trình nhận biết và dung hợp giữa tinh trùng với noãn bằng cách ngăn cản quá trình trưởng thành và phản ứng cực đầu của tinh trùng. Tuy nhiên, ảnh hưởng chính xác của ASA ở bệnh nhân vô sinh nam vẫn chưa rõ ràng

Phương pháp: Đây là một nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm trên các cặp vợ chồng điều trị hiến muộn từ 01/2003 - 12/2017. Các bệnh nhân nam được thực hiện tinh dịch đồ và xét nghiệm kháng thể Chlamydia; kết quả dương tính với ASA khi kết quả xét nghiệm IgG hoặc IgA tinh dịch ≥ 50%. Các bệnh nhân không đáp ứng với kích thích buồng trứng hoặc bị tắc hai ống dẫn trứng được loại khỏi nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu: (1) Kiểm tra tỷ lệ mắc ASA ở nam giới vô sinh, (2) nguyên nhân gây ra ASA, (3) ảnh hưởng của ASA lên các chỉ số tinh dịch, (4) tỷ lệ mang thai tự nhiên và tỷ lệ mang thai sau khi được điều trị thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intra-Cytoplasmic Sperm Injection – ICSI) ở bệnh nhân vô sinh nam dương tính với ASA.

Kết quả:
- Tỷ lệ dương tính với ASA là 7,5% trong dân số tự nhiên (233/3098) và 8,2% (182/2229) trong vô sinh nam.
- Nguyên nhân phổ biến nhất của ASA là thắt ống dẫn tinh, tắc ống dẫn tinh (n=57), thoát vị bẹn (n=10), và một số nguyên nhân khác như phẫu thuật điều trị tinh hoàn lạc chỗ (n=8), viêm mào tinh (n=6), chấn thương vùng sinh dục (n=3), giãn tĩnh mạch thừng tinh (n=1), ung thư biểu mô tinh hoàn (n=1).
- Các bệnh nhân dương tính với ASA có tỷ lệ kết quả phân tích tinh trùng ít, yếu, dị dạng cao so với bệnh nhân âm tính với với ASA (64% so với 56%, P = 0,02). Trong số 233 người dương tính với ASA, 226 người (97%) dương tính với IgG ASA và 56 người (24%) dương tính với IgA ASA.
- Kết quả mang thai: Tỷ lệ mang thai lâm sàng trong nghiên cứu sau IVF và ICSI (tương ứng là 36,0% và 31,9%) ở nhóm dương tính với ASA cao hơn tỷ lệ mang thai ở nhóm tổng thể (tương ứng 29,9% và 27,9%). Cho thấy sự hiện diện của ASA không liên quan đến việc giảm khả năng sinh sản sau khi điều trị hỗ trợ sinh sản.

Kết luận: Sự tác động của ASA ở các cặp vợ chồng vô sinh là 8,2%. Khoảng 50% cặp vợ chồng với người chồng dương tính với ASA có thai tự nhiên. Mặc dù sự hiện diện của ASA liên quan đến các chỉ số phân tích tinh trùng thấp, nhưng nó không ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai tự nhiên hoặc tỷ lệ có thai sau khi thực hiện hỗ trợ sinh sản.
 
Nguồn: Kamphorst, Kim, Joyce Faber, and Paul Jan Quirien van der Linden. "The Presence of Antisperm Antibodies in Semen of Subfertile Men - Positive ASA in Subfertile Men." Open Journal of Obstetrics and Gynecology 11.02 (2021): 88. 

Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối quan hệ giữa stress và vô sinh - Ngày đăng: 02-07-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK