Tin tức
on Friday 03-04-2020 1:00pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Huỳnh Trọng Kha – IVFMD Tân Bình
Hiện nay, phương án đông lạnh phôi ở ngày 3 sau đó rã và nuôi cấy đến ngày 5 đang dần được áp dụng nhiều ở nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản. Một số lí do như chuyển phôi ngày 3 nhiều lần thất bại, bệnh nhân muốn giảm số chu kì chuyển phôi, bệnh nhân có yêu cầu sinh thiết chẩn đoán di truyền, ... Tuy nhiên, thông thường khi rã phôi ngày 3 nuôi lên ngày 5 và chuyển tối đa 2 phôi ngày 5, nên đôi khi vẫn còn phôi dư có thể trữ lại cho chu kỳ sau. Vì vậy, phôi sẽ đứng trước phương án đông lạnh lần hai. Mặc dù trước đây, nghiên cứu của Lierman và cs (2014) kết luận rằng không có sự khác biệt về tỷ lệ sống cũng như độ nở rộng phôi nang sau 1 và 2 quá trình đông lạnh. Tuy nhiên, khảo sát việc ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi, phát triển của thai còn đang đặt ra nhiều nghi vấn bởi trong suốt quá trình phát triển của phôi, từ hợp tử đến hình thành thai và tạo ra trẻ sinh sống khỏe mạnh thì quá trình này dễ chịu ảnh hưởng và bị tác động (Heijliger và cs, 2019). Do đó, mục tiêu của nghiên cứu Zheng và cộng sự (2017) nhằm đánh giá kết quả mang thai và chu sinh của việc đông lạnh và rã đông phôi hai lần.
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/2009 đến 12/2012, có tổng cộng 571 chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 5 chia thành hai nhóm: nhóm 1 (n=127) là phôi từ các chu kỳ rã ngày 3 nuôi ngày 5 còn dư trữ lại, sau đó rã đông để chuyển; nhóm 2 (n=444) là đối chứng, phôi tươi được nuôi đến ngày 5, sau đó trữ lạnh và rã đông để chuyển. Bệnh nhân được theo dõi khả năng làm tổ của phôi, phát triển của thai đến tháng thứ hai sau sinh, bao gồm thai lâm sàng, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ sẩy thai, kết quả sơ sinh của trẻ sinh sống.
Kết quả cho thấy, tỉ lệ phôi sống sau rã đông để chuyển phôi của hai nhóm lần lượt là 98.9% và 99.07%, P>0.05. Đồng thời, tác giả cũng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ giữa 2 nhóm (P>0.05). Tuy nhiên, tỷ lệ sẩy thai ở nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (33.93 vs 19.07%, p=0.017). Tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (29.13 vs 39.18%, p=0.038). Không khác biệt nào quan sát được về tuổi thai trung bình, cân nặng và giới tính trẻ sau sinh giữa 2 nhóm.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tương quan giữa nguy cơ sẩy thai có khác biệt về mặt thống kê. Điều này cho thấy, quá trình đông lạnh 2 lần có thể làm ảnh hưởng đến tiềm năng làm tổ của phôi sau này. Tuy nhiên, kết cục thai lâm sàng và trẻ sau sinh thì không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Zheng, X., Chen, Y., Yan, J., Wu, Y., Zhuang, X., Lin, S., … Liu, P. (2017). Effect of repeated cryopreservation on human embryo developmental potential. Reproductive BioMedicine Online, 35(6), 627–632. doi:10.1016/j.rbmo.2017.08.016
Nghiên cứu được thực hiện từ 1/2009 đến 12/2012, có tổng cộng 571 chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 5 chia thành hai nhóm: nhóm 1 (n=127) là phôi từ các chu kỳ rã ngày 3 nuôi ngày 5 còn dư trữ lại, sau đó rã đông để chuyển; nhóm 2 (n=444) là đối chứng, phôi tươi được nuôi đến ngày 5, sau đó trữ lạnh và rã đông để chuyển. Bệnh nhân được theo dõi khả năng làm tổ của phôi, phát triển của thai đến tháng thứ hai sau sinh, bao gồm thai lâm sàng, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ sẩy thai, kết quả sơ sinh của trẻ sinh sống.
Kết quả cho thấy, tỉ lệ phôi sống sau rã đông để chuyển phôi của hai nhóm lần lượt là 98.9% và 99.07%, P>0.05. Đồng thời, tác giả cũng không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào về tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ làm tổ giữa 2 nhóm (P>0.05). Tuy nhiên, tỷ lệ sẩy thai ở nhóm 1 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (33.93 vs 19.07%, p=0.017). Tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm 1 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (29.13 vs 39.18%, p=0.038). Không khác biệt nào quan sát được về tuổi thai trung bình, cân nặng và giới tính trẻ sau sinh giữa 2 nhóm.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, sự tương quan giữa nguy cơ sẩy thai có khác biệt về mặt thống kê. Điều này cho thấy, quá trình đông lạnh 2 lần có thể làm ảnh hưởng đến tiềm năng làm tổ của phôi sau này. Tuy nhiên, kết cục thai lâm sàng và trẻ sau sinh thì không bị ảnh hưởng.
Nguồn: Zheng, X., Chen, Y., Yan, J., Wu, Y., Zhuang, X., Lin, S., … Liu, P. (2017). Effect of repeated cryopreservation on human embryo developmental potential. Reproductive BioMedicine Online, 35(6), 627–632. doi:10.1016/j.rbmo.2017.08.016
Các tin khác cùng chuyên mục:










THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
New World Saigon hotel, Thứ bảy ngày 14 . 6 . 2025
Năm 2020
New World Saigon hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 06 . 2025
Năm 2020
Cập nhật lịch tổ chức sự kiện và xuất bản ấn phẩm của ...
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Kính mời quý đồng nghiệp quan tâm đến hỗ trợ sinh sản tham ...

Y học sinh sản số 73 (Quý I . 2025) ra mắt ngày 20 . 3 . 2025 và ...

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
FACEBOOK