Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 26-09-2018 8:35am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế
Theo tổ chức Y tế thế giới, sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ trong 5 năm đầu đời. Những nghiên cứu về tầm soát, chẩn đoán và dự phòng sinh non vẫn đang liên tục được cập nhật để giảm thiểu tỷ lệ sinh non cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của sinh non.

Hiện nay, các dấu chỉ sinh học đánh giá nguy cơ sinh non được các nhà nghiên cứu và lâm sàng quan tâm nhằm nâng cao khả năng chẩn đoán và dự phòng thích hợp. Một trong số đó là placental alpha microglobulin – 1 (PAMG – 1) và phosphorylated insulin-like growth factor-binding protein - 1 (phIGFBP - 1). Tuy nhiên, dữ liệu so sánh trực tiếp hai dấu chỉ này, kể cả thực hiện độc lập hay kết hợp đo chiều dài kênh cổ tử cung trong tiên đoán nguy cơ sinh non hiện tại vẫn chưa đủ.

Một nghiên cứu nhằm so sánh giữa PAMG – 1 và phIGFBP - 1 trong dự đoán khả năng sinh sớm có hoặc không kết hợp chiều dài kênh cổ tử cung ở nhóm thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non vừa được công bố kết quả.

Nghiên cứu thực hiện trên 403 thai phụ tuổi thai từ 20 0/7 tuần đến 36 6/7 tuần; điều kiện màng ối còn nguyên vẹn, cổ tử cung mở ≤3cm, không khâu cổ tử cung và không giao hợp gần đây. Xét nghiệm PAMG – 1 và phIGFBP - 1, sau đó đo chiều dài kênh cổ tử cung ngả âm đạo (cervical length – CL), có làm mù kết quả PAMG – 1 và phIGFBP - 1 và nhân viên y tế.
Kết quả:
  • PAMG – 1 dương tính 30/383 trường hợp, tương đương 7,8% và phIGFBP - 1 dương tính ở 113/383 trường hợp, tương đương 11,8%.
  • Giá trị tiên đoán dương của PAMG – 1, phIGFBP - 1 và CL <25mm trong dự đoán sinh non lần lượt là 60%, 18,6%, 11,8%. Giá trị tiên đoán âm lần lượt là 97,7%, 98,2%, 96,5%. Tỷ lệ sinh non của nhóm này là 6,8%.
  • Giá trị tiên đoán dương của PAMG – 1, phIGFBP - 1 cùng với CL <15 - 30mm lần lượt là 60,9% và 28,1%. Giá trị tiên đoán âm lần lượt là 97,1% và 97,8%. Tỷ lệ sinh non của nhóm này là 9,7%.
Nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận PAMG – 1 có độ đặc hiệu cao hơn phIGFBP - 1 trong tiên đoán sinh non trong vòng 7 ngày (p<0,0001), cả hai có độ nhạy như nhau. Ở những bệnh nhân có chiều dài kênh CTC  15 - 30mm, PAMG – 1 có giá trị tiên đoán dương sinh non trong vòng 7 ngày cao hơn so với phIGFBP - 1, độ nhạy và giá trị tiên đoán âm tương đương nhau. Như vậy, PAMG – 1 có giá trị tốt hơn phIGFBP - 1 trong dự đoán sinh non trong vòng 7 ngày.
 
BS. Lê Tiểu My – Nhóm nghiên cứu sinh non Bệnh viện Mỹ Đức
Lược dịch từ : Prediction of spontaneous preterm delivery in women presenting with premature labor: a comparison of placenta alpha microglobulin-1, phosphorylated insulin-like growth factor binding protein-1, and cervical length – AJOG.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK