Nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính (NTHHDCT) là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong quan trọng cho trẻ em tại các nước đang phát triển, chịu trách nhiệm cho hơn 2 triệu trường hợp tử vong ở trẻ <5 tuổi mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó bao gồm rất nhiều trường hợp vốn dĩ có thể ngăn ngừa bằng những can thiệp đơn giản như bú mẹ và chủng ngừa.
Theo hướng dẫn của WHO, trẻ NTHHDCT sẽ được xử trí theo bảng sau :
Phân loại của WHO đối với nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ | ||
Độ nặng | Dấu hiệu lâm sàng | Kháng sinh |
Viêm phổi | Nhịp thở >50 lần/phút (2-11 tháng tuổi) hoặc >40 lần/phút (12-59 tháng tuổi);
Không dấu co lõm ngực |
Điều trị tại nhà với kháng sinh đường uống |
Viêm phổi nặng | Co lõm ngực ± thở nhanh | Nhập viện theo dõi
Kháng sinh đường tĩnh mạch (benzylpenicillin hoặc ampicillin) |
Viêm phổi rất nặng
|
Không thở uống được, lơ mơ, tím trung ương, li bì hoặc khó đánh thức, thở rít, dấu suy dinh dưỡng nặng |
Tuy nhiên, tại nhiều nước đang phát triển, việc nhập viện điều trị gặp không ít khó khăn do nhiều yếu tố bao gồm phương tiện vận chuyển còn chưa tốt, khoảng cách xa, chi phí,… Thậm chí dù cho có thành công, việc khuyến cáo cho trẻ nhập viện và điều trị kháng sinh đường tĩnh mạch vẫn tiềm ẩn những bất lợi như nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, tăng chi phí điều trị. Trong khi đó, vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy điều trị kháng sinh chích sẽ tốt hơn kháng sinh uống ở trẻ viêm phổi nặng. Một sự linh động trong chăm sóc xử trí cộng đồng an toàn sẽ làm gia tăng số trẻ được chăm sóc hiệu quả mà lại có thể giải quyết những bất lợi trên.
Cũng từ các vấn đề trên, Tabish Hariz và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu ngẫu nhiên tại 7 trung tâm y tế tại Pakistan. Nghiên cứu bao gồm 2036 trẻ từ 3-59 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi nặng mà không kèm bệnh lý nặng nào khác, các trẻ này được đưa ngẫu nhiên vào nhóm điều trị ngoại trú với amoxicillin đường uống (80-90 mg/kg/ngày, n=1012) hoặc nhóm nhập viện và điều trị ampicillin đường tĩnh mạch trong 48giờ đầu (100 mg/kg/ngày) sau đó chuyển sang amoxicillin đường uống trong 3 ngày (n=1025).
Nghiên cứu ghi nhận được một số kết quả sau:
• Tỷ lệ thất bại điều trị trong nhóm ngoại trú là 7,5% so với 8,6% trong nhóm nhập viện.
• Năm trẻ tử vong sau 14 ngày đưa vào nghiên cứu, một trong nhóm ngoại trú và bốn trong nhóm còn lại, nguyên nhân tử vong ở cả năm ca đều được xác định không liên quan đến chỉ định điều trị.
• Sự sai biệt về nguy cơ giữa hai nhóm nằm trong giới hạn cân bằng (1,1%).
• Tỷ lệ thất bại điều trị gia tăng ở một số đối tượng (ở cả hai nhóm) bao gồm trẻ từ 3-5 tháng tuổi, trẻ nhẹ cân so với tuổi, trẻ có biểu hiện thở rất nhanh.
Nghiên cứu trên cho thấy amoxicillin đường uống có hiệu quả tương đương với kháng sinh tĩnh mạch trong xử trí viêm phổi nặng đơn thuần ở trẻ. Điều này thật sự có ý nghĩa trong việc xử trí NTHHDCT ở trẻ em tại các nước đang phát triển, đặc biệt với các đối tượng viêm phổi nặng mà không đủ điều kiện để nhập viện. Mặt khác, cần phải đặc biệt lưu ý các trẻ viêm phổi nặng từ 3-5 tháng tuổi, trẻ nhẹ cân so với tuổi, trẻ thở rất nhanh vì đây là những trẻ có nguy cơ thất bại điều trị gia tăng so với những ca thông thường.
(Nguồn: Lancet, 2008, 371: 49-56)
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...