Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 07-09-2008 10:59pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

sinh_nonMột nhóm các nhà nghiên cứu tại Đơn vị chăm sóc tích cực sơ sinh, Khoa sơ sinh thuộc Đại học Công giáo Thánh Tâm (Catholic University of the Sacred Heart), Rome, Italy quan tâm đến tác động của những cách nhận định và xử trí  khác nhau tại phòng sanh lên kết quả điều trị ở những trẻ sơ sinh cực non.


Họ đã tiến hành nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu trên 2 nhóm trẻ sơ sinh tuổi thai từ 24 – 28 tuần: nhóm A gồm 161 trẻ ra đời từ năm 1992 đến 1997 và nhóm B gồm 163 trẻ ra đời từ năm 1998 đến 2003. Ở nhóm A, trẻ sơ sinh được nhận định, can thiệp đặt nội khí quản chọn lọc và không qua giai đoạn thở áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP: nasal continuous positive airway pressure). Trong khi đó ở nhóm B, nếu trẻ có nhịp tự thở thì sẽ được cho thở nCPAP. Nghiên cứu đã thu được kết quả như sau:

• Tỉ lệ sống còn và số trẻ không cần can thiệp đặt nội khí quản của nhóm B cao hơn đáng kể.
• Không có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong ngắn hạn.
• Nhu cầu phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc do sinh non và thời gian nằm viện thấp hơn đáng kể ở nhóm B.

Tiếp tục nhận xét số liệu trong từng phân nhóm theo tuổi thai, nghiên cứu ghi nhận thêm các kết quả:
• Trong phân nhóm tuổi thai từ 24 – 26 tuần: không có sự khác biệt về kết quả điều trị giữa 2 nhóm A và B.
•  Trong phân nhóm tuổi thai từ 27 – 28 tuần:
o Tỉ lệ trẻ sơ sinh không cần can thiệp đặt nội khí quản tăng từ 2,8% ở nhóm A đến 21,3% ở nhóm B.
o Tỉ lệ sống còn tăng tương ứng từ 63% đến 79%.
o Nhu cầu phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc do sinh non và thời gian nằm viện ở nhóm B  thấp hơn.

Nghiên cứu trên đưa ra kết luận rằng nhận định và xử trí thích hợp tại phòng sanh sẽ giúp giảm nguy cơ can thiệp thông khí cơ học đối với trẻ sơ sinh cực non tuổi thai từ 27 – 28 tuần. Đối với sơ sinh ở các nhóm tuổi khác, cần có thêm nhiều nghiên cứu để biết được liệu kết luận này có đúng trong từng trường hợp tương ứng hay không.

(Theo J Matern Fetal Neonatal Med. 2006 Sep;19(9):569 – 74)

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK