Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-02-2009 12:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

pretermVới những tiến bộ trong y khoa, trẻ sinh non tháng, rất non tháng và cực non tháng liên quan đến một tỷ lệ ngày càng gia tăng. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra cho cả bố mẹ cũng như nhân viên y tế chăm sóc trẻ là liệu trẻ sẽ có hoặc không có di chứng về sau.

 


Dù nói gì đi nữa, sinh non luôn là một sang chấn đối với cha mẹ trẻ, và cho dù trẻ có phát triển bình thường về sau, cũng sẽ tạo một cảm giác bất thường so với những trẻ khác.

Khi đứng ở phương diện bố mẹ trẻ, có khá nhiều các quan điểm. Nhiều trường hợp bố mẹ luôn cho rằng con mình vẫn còn trong tình trạng nguy hiểm. Thật vậy, một số bà mẹ đưa con mình đến khám, mặc dù những trẻ thiếu niên này có cân nặng và chiều cao hoàn toàn bình thường, nhưng họ luôn nói rằng ”nhưng thưa BS, con tôi là trẻ sinh non…”. Trong khi đó, một số bà mẹ khác lại có cảm giác thất bại, điều này thường dẫn đến một giai đoạn suy sụp tinh thần vốn có thể làm gia tăng các khó khăn trong giao tiếp.

Việc sinh non có thể khiến nhiều cặp bố mẹ rơi vào tình trạng sốc, gây ra cảm giác tội lỗi và bất lực. Bên cạnh đó, thông thường sẽ hiện diện một sự nghi ngờ về khả năng sống còn của trẻ, điều này có thể dẫn đến một không khí tang thương sớm trong gia đình.

Trẻ sinh non sẽ tạo cảm giác xa lạ so với những trẻ thông thường vì sự đòi hỏi phải dùng các phương tiện điều trị cũng như tạo môi trường cần thiết cho trẻ sống, vốn là những điều thường nằm ngoài tầm hiểu biết của bố mẹ. Người mẹ  bị cắt xén đi khả năng làm mẹ và điều này sẽ làm gia tăng thêm cảm giác bất lực, nhất là ấn tượng không thể đóng vai trò một người mẹ để chăm sóc con mình mà phải phó thác cho người khác (nhân viên y tế).

Ngay cả khi trẻ diễn tiến tốt hơn, bố mẹ trẻ cũng sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến tiên lượng lâu dài cho trẻ, các vấn đề di chứng, nguy cơ bị tàn tật… Họ luôn trong tình trạng lo âu chờ các biến chứng muộn sẽ xảy ra cho con mình. Hoặc đơn giản hơn, họ luôn phải bận tâm về cách thức chăm sóc trẻ khi về nhà.

Vậy nhân viên y tế có thể giúp đỡ gì?

Trong giai đoạn đầu, cần thiết phải tránh cho trẻ những tình trạng quá kích thích (ánh sáng, tiếng động) bởi lẽ khả năng lọc các kích thích của trẻ khá yếu. Cần giảm càng nhiều càng tốt các kích thích đau.

Lưu ý rằng điều cần thiết nhất vẫn là tình cảm bố mẹ và con trẻ, nhân viên y tế sẽ đóng vai trò cầu nối trong việc thành lập mối quan hệ này. Cần giúp họ hiểu rằng sự tiếp xúc, quan tâm đến trẻ rất quan trọng trong sự thành lập mối quan hệ với trẻ.

Sau khoảng thời gian nguy hiểm ban đầu, vào giai đoạn sau, nhân viên y tế cần lắng nghe các vấn đề có liên quan đến chức năng chính như tiêu hóa, giấc ngủ, vệ sinh, cũng như các rối loạn tương tác vốn có thể tái lập lại trong những tháng đầu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng trẻ tái nhập viện giảm đi từ khi việc quan tâm đến những khó khăn của bố mẹ và giúp đỡ họ trong chức năng làm cha mẹ được chú ý nhiều hơn.

Trong giai đoạn muộn về sau, không nên luôn luôn đề cập đến tiền căn sinh non (để tránh tổn thương quá mức trong tâm lý của gia đình) nhưng phải biết cách lưu ý theo tình huống. Cần phải biết liên hệ với tiền căn này khi đối mặt với bất thường về vận động, những rối loạn trong cơ thể trẻ, các bất thường về không gian-thời gian. Đã có những nghiên cứu ghi nhận sự liên hệ giữa những thay đổi điển hình trong cách phát âm với các di chứng về thần kinh-nhận thức.

Tương tự, cũng tồn tại mối liên hệ giữa sinh non với các vấn đề thông thường như trẻ tăng hoạt quá mức kèm khiếm khuyết trong tập trung hoặc kết quả học tập kém. Trong tình huống này, cần cho trẻ khám tâm lý, tâm thần học nhi khoa.

Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần đánh giá mức độ tổn thương ở bố mẹ. Đặc biệt đối với những tình huống cho rằng mình bị tổn thương, bị phiền nhiễu, là nạn nhân của định mệnh…

Tóm lại, sinh non, và hơn nữa là sinh rất non, đã dẫn đến sự phức tạp hóa trong tiến trình hình thành chức năng làm cha mẹ. Vai trò của nhân viên y tế là giúp đỡ họ chuyển từ cảm nhận “đứa bé lạ lẫm” sang “đứa bé được mong chờ”. Không kém phần quan trọng, cần phải xác định những di chứng thực thể cũng như tinh thần, cả ở trẻ lẫn bố mẹ.

(nguồn: réalités Pédiatriques, N121)

BS Nguyễn An Nghĩa

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ghép Gan ở Trẻ Em - Ngày đăng: 07-04-2009
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK