Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 11-02-2009 1:22pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

stk204419rke

 

Một thói quen và tập quán tồn tại từ xưa đến nay ở một số vùng là phụ nữ sau khi sinh nằm trên giường, dưới là một chậu than để sưởi, đặc biệt là chị em ở vùng sâu, vùng xa, sinh con vào mùa lạnh.

 


Theo quan niệm cũ, nằm than có lợi là giữ ấm cơ thể, giúp trẻ và sản phụ cứng cáp hơn. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh, nằm than sau sinh lợi ít mà hại nhiều.

Theo quan niệm trước đây, khi sinh, sản phụ bị mất một lượng máu ít nhất 300ml. Do vậy, cơ thể của sản phụ sẽ yếu và lạnh hơn so với bình thường. Mặt khác, khi mang thai, tim, mạch máu, cơ, phổi... của sản phụ phải tăng cường hoạt động để nuôi thai nhi. Sau sinh, các trạng thái này bị "cắt" đột ngột làm cơ thể của người mẹ có sự dao động và thân nhiệt hạ xuống. Do đó, sản phụ phải nằm than để cơ thể ấm lại, máu huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt hơn. Cũng có quan niệm cho rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn; lâu dài về sau, sản phụ không bị đau nhức mình mẩy, không bị lạnh run...

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khi than đốt lên sẽ phóng ra một lượng khí CO2 mà sản phụ thì thường được sắp xếp nằm trong phòng kín gió, nên lượng khí CO2 sẽ bay quanh quẩn trong phòng. Người mẹ có sức chịu đựng, có thể không bị ảnh hưởng CO2 nhưng với trẻ sơ sinh, nếu hít phải khí CO2 ­ dễ bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ... Ngoài ra, không phải lúc nào người thân sản phụ cũng có thời gian để thường xuyên canh mẻ lửa than nên có khi quá nóng, có khi lại quá nguội. Sản phụ vừa quen với ngưỡng nóng thì lửa tàn lại làm cho sản phụ lạnh hơn. Trạng thái nóng rồi lạnh bất thường cũng không tốt cho sức khỏe của sản phụ và trẻ. Đáng nói hơn là nằm than sẽ dễ bị bỏng, nhất là đối với trẻ sơ sinh vốn có làn da rất mỏng. Nằm than trong mùa hè oi bức càng dễ làm da bé nổi mụn rộp. Nếu không chăm sóc tốt, trẻ dễ bị nhiễm trùng da. Nằm than sau khi sinh làm tăng tiết mồ hôi, khiến cả sản phụ lẫn trẻ đều bị mất nước.

Mặt khác, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng nằm than sẽ giúp sản phụ và trẻ cứng cáp hơn, sản phụ không bị đau nhức... Cần biết rằng những bệnh lý sau sinh như đau lưng, hay quên... là do dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, lao động chân tay chưa hợp lý... của sản phụ trong quá trình mang thai và sau khi sinh.

Mặc dù ít gặp trường hợp sản phụ và trẻ nằm than bị ngạt do khí CO2 dẫn đến tử vong, nhưng đã có nhiều trường hợp sản phụ và trẻ phải nhập viện vì nằm sưởi than. Sản phụ thì bị lở lưng, trẻ thì bị bỏng, mụn rộp nổi lên khắp người, nhiễm trùng da và lan sang các bộ phận khác. Vì vậy, thay vì nằm sưởi than, sản phụ chỉ cần vận động sớm, với động tác nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông tốt, không bị tắc nghẽn mạch máu, các cơ sớm phục hồi, hiện tượng nhão cơ ít xảy ra, da không bị nhăn. Nếu muốn giữ ấm cho trẻ và sản phụ, có thể sử dụng bóng đèn tròn đặt dưới gầm giường nhưng nên nhớ phải điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa, không quá nóng.

Khi chăm sóc sản phụ sau sinh, cần tránh những quan niệm thiếu cơ sở khoa học, như: nằm sưởi than; ăn uống kiêm khem quá mức, không đủ chất dinh dưỡng... Nên cho sản phụ ăn đủ chất, ăn nhiều món. Sản phụ phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ... Sản phụ nên vận động sớm bằng các động tác nhẹ và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý...

Bác sĩ Trần Vĩnh Huy

Theo Sức khỏe và Đời sống

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chữa Vô Sinh Ở Nam Giới - Ngày đăng: 04-02-2009
Đo sức khỏe thai nhi - Ngày đăng: 11-01-2009
Có bầu và bệnh nấm “vùng kín” - Ngày đăng: 04-01-2009
HYPOCRATES (460-370 B.C.) - Ngày đăng: 29-11-2008
Thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh - Ngày đăng: 13-11-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK