Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Sunday 04-01-2009 10:15am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

mtn011

 

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, “vùng kín” của các bà bầu rất giàu glycogen, một hợp chất mà Candida đặc biệt ưa thích. Vì thế, các bà bầu thường có nguy cơ mắc bệnh nấm vùng kín cao hơn khi chưa bầu bí tới 10 lần.

 

 


Biểu hiện

Sẽ là bình thường khi có sự tăng tiết chất dịch âm đạo trong suốt quá trình mang thai với điều kiện chất này loãng và có màu trắng sữa.

Tuy nhiên, nếu dịch tiết ra đặc, trắng đục hay trắng kem, giống như phô mai và có cảm giác ngứa ở khu vực này thì chắc chắn “vùng kín” đã bị nhiễm nấm.

Vùng kín nhiễm nấm như thế nào?

Viêm nhiễm âm đạo là một hiện tượng rất phổ biến trong khi bầu bí. Nấm âm đạo do một loại nấm có tên là Candida albicans. Sinh vật này sống trong ruột của cả 2 giới và gần 1/3 phụ nữ có nó ở “vùng kín”. Nó chỉ trở thành vấn đề khi các vi sinh vật này có sự tăng trưởng nhanh về số lượng.

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, “vùng kín” của các bà bầu rất giàu glycogen, một hợp chất mà Candida đặc biệt ưa thích. Vì thế, các bà bầu thường có nguy cơ mắc bệnh nấm vùng kín cao hơn khi chưa bầu bí tới 10 lần.

Có thể điều trị?

Nếu nghĩ rằng mình đã bị nhiễm nấm, hãy đi khám bác sĩ ngay. Bạn sẽ được đặt thuốc đặc trị dành cho bà bầu. Đừng tự điều trị tại nhà trừ khi bạn đã được bác sĩ tư vấn kỹ càng trước đó.

Nếu bệnh nấm xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ thì có lẽ không nên điều trị gì cả. Bạn chỉ nên áp dụng 1 số cách sau:

- Đắp gạc tẩm chiết xuất từ cây phỉ hay các túi đá nhỏ vào khu vực bị sưng tấy.

- Ăn nhiều sữa chua để tăng cường các vi khuẩn có lợi nhưng nhớ là phải kiên trì vì tình trạng ngứa ngáy sẽ không dứt ngay.

- Mặc quần lót 100% chất cotton

- Tránh tắm nước quá nóng vì sẽ chỉ càng tạo điều kiện thuận lợi cho loại vi nấm này phát triển.

Nhiễm nấm “vùng kín” có ảnh hưởng tới thai nhi?

Không. Nhiễm nấm hoàn toàn không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Nếu bạn bị nhiễm nấm khi “lâm bồn” thì sẽ ảnh hưởng chút ít khi bé “thoát ra” ngoài qua cổ tử cung. Và đây chính là thủ phạm dẫn tới bệnh tưa lưỡi ở trẻ mới sinh. Bệnh tưa lưỡi hoàn toàn không nghiêm trọng và có thể điều trị dễ dàng.

Có thể ngăn ngừa?

Tránh để “vùng kín” quá ấm áp. Chỉ nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm bồn, tắm nước nóng quá lâu. Tuyệt đối không nên mặc quần jean.

Cũng tránh mặc các trang phục bó sát.

Tránh sử dụng các xà phòng có chất tẩy mạnh để vệ sinh “vùng kín” và nên loại bỏ các loại bột giặt phi sinh học khi giặt quần áo.

Khi đi vệ sinh, nên lau rửa “vùng kín” từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nẫm từ hậu môn cho “vùng kín” và không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.

Không dùng dung dịch vệ sinh khử mùi và nếu đi bơi khi có thai, hãy luôn giặt và phơi khô đồ bơi sau khi bơi lội.

Theo Dân trí

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
HYPOCRATES (460-370 B.C.) - Ngày đăng: 29-11-2008
Thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh - Ngày đăng: 13-11-2008
Đáp ứng tình dục ở nữ giới - Ngày đăng: 29-10-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK