Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 03-12-2008 4:02am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

hemangioma

 

Khi trẻ chào đời bà mẹ thấy con mình xuất hiện nốt ruồi son hay bớt trên cơ thể và cho rằng minh đã sinh ra một quý tướng với cơ thể phát triển bình thường, nhưng đâu biết rằng chính nốt ruồi hay bớt kia đã phát triển thành một bướu máu lớn và có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử ...

 


BS Trần Thành Trai – phòng khám Ngọc Tâm TP. HCM, kể với giọng bức xúc: “Chỉ mới đây thôi, chúng tôi tiếp nhận một bệnh nhi có bướu máu ở tay. Đây là trường hợp đặc biệt, bướu máu phát triển nhanh và như thanh nam châm, nó thu hút tiểu cầu trong máu (tiểu cầu là thành phần tham gia quá trình đông máu, thiếu tiểu cầu máu sẽ chảy không ngưng). Chẩn đoán còn cho thấy bé có nguy cơ nhiễm trùng máu”. Trước nguy cơ đe dọa buộc phải đoạn chi cháu bé, bác sĩ trăn trở: “Phải chi gia đình đưa bé đến khám từ khi bướu chỉ là cái bớt nhỏ thì việc điều trị đơn giản hơn, vừa đỡ tốn kém vừa không nguy hiểm tính mạng…”.

Quý tướng gây họa!

BS Nguyễn Bảo Tường – Bv Nhi Đồng 1 TP. HCM, cho biết: Nốt ruồi son mà người ta thường xem là quý tướng có thể là bướu máu. Bướu máu là loại bướu hay gặp nhất ở trẻ em, từ 5% - 10% trẻ trong độ một tuổi mắc phải. Nữ mắc bệnh nhiều hơn nam với tỉ lệ trung bình ba bé gái / một bé trai. Trẻ sinh non có tỷ lệ mắc bệnh khá cao.

Y khoa gọi là bướu máu vì được hình thành từ sự sinh sôi bất thường của các mạch máu (nội mạc tăng nhanh số lượng). Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết vì sao các tế bào nội mạc lại: “sinh đẻ phá kế hoạch” như vậy. Bướu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể trẻ, kể cả môi, tai, mắt,…

Bướu máu không như những bướu khác, chúng có “quy luật” riêng: sinh ra, phát triển, và thoái hóa. Bệnh xuất hiện ngay sau khi sinh hay vài tuần, vài tháng sau khi sinh, có thể thay đổi từ một vết nhỏ như nốt ruồi son, một mảng hồng hồng, đậm màu lên dần, hoặc có thể gồ lên thành mảng.

Bướu lớn dần theo sự phát triển của trẻ. Song, nhanh hay chậm còn tùy vị trí “cư ngụ”. Nếu ở vùng môi, mắt, vùng cổ, tuyến nước bọt, tuyến dưới hàm thì bướu phát triển rất nhanh. Nếu ở bề mặt da tay, chân, ngực, bụng thì phát triển chậm. Nhìn chung, bướu máu phát triển nhanh khi trẻ từ 8 – 18 tháng tuổi. Sau đó, bướu vào giai đoạn ngừng hoạt động (thoái triển tự nhiên). Điều đáng mừng là bướu có thể biến mất hoàn toàn hay nột phần (để lại một lớp da bình thường hoặc vết sẹo phẳng) khi bé được năm – tám tuổi.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, các bác sĩ nhận thấy, trước khi “ra đi vĩnh viễn”, bướu máu “hoạt động” rất mạnh mẽ nên có thể xảy ra các biến chứng: loét, nhiễm trùng tại chỗ, chảy máu (chảy máu nhiều và rất nguy hiểm nếu không cầm máu kịp thời). Bướu máu ở mắt, tai phát triển lớn làm ảnh hưởng đến thị lực, thính lực của trẻ. Vì vậy, tùy vị trí mà ta có nên chờ đợi bướu máu tự thoái hóa hay không. Trong trường hợp phải điều trị thì có các phương pháp: dùng thuốc (prednisone hay alpha interferon), đốt điện, chiếu laser, phẫu thuật.

Trị hay chờ?

Đối với bướu máu, phụ huynh thường có hai thái độ: một là quá căng thẳng, lo lắng, muốn phẫu thuật điều trị ngay; hai là thờ ơ coi như nốt ruồi son, không quan tâm. Cả hai thái độ đều không được giới chuyên môn tán thành.

Những bậc phụ huynh quá nôn nóng, muốn mổ càng sớm càng tốt, sợ bướu tiến triển nhanh chóng sẽ khó phẫu thuật, nhưng thực tế cho thấy, phẫu thuật sớm có thể gặp nhiều nguy cơ: tỷ lệ tái phát cao, chảy máu nhiều có thể đưa đến tử vong… Bên cạnh đó, điều trị không đúng như dùng Coticoid quá liều hay mổ cắt rộng, ghép da, sẽ dẫn đến hậu quả xấu, vì điều trị sai thường rất khó khắc phục. Tại các bệnh viện nhi đồng, hiếm khi các BS cho phẫu thuật, nhất là nhũ nhi, trừ khi bướu máu ảnh hưởng đến chức năng hay biến dạng nơi có bướu.

Trong khi đó, nếu xem thường lại rơi vào trường hợp khó điều trị như đã nêu ở phần trên. Tốt nhất là hợp tác với BS có kinh nghiệm về bướu máu. Tùy vị trí, giai đoạn phát triển và tuổi của bé mà có hướng điều trị thích hợp. Nếu ở vị trí không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, chức năng, bướu máu sẽ được theo dõi và chờ đợi đến khi nó tự động “biến mất” (khám tổng quát, đo kính thước bướu, chụp hình, đánh giá và theo dõi định kỳ).

Theo BS Nguyễn Bảo Tường, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến bướu máu kết luận rằng, theo dõi và không can thiệp là biện pháp tốt nhất và là chìa khóa thành công trong điều trị bướu máu. Đây thực sự là vấn đề khó khăn vì thời gian theo dõi tối thiểu là 5 năm liên tục.

Theo PNCN.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
HYPOCRATES (460-370 B.C.) - Ngày đăng: 29-11-2008
Thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh - Ngày đăng: 13-11-2008
Đáp ứng tình dục ở nữ giới - Ngày đăng: 29-10-2008
Làm việc trong thời kỳ mang thai - Ngày đăng: 10-10-2008
Dị ứng khi dùng bao cao su - Ngày đăng: 09-10-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK