Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 09-10-2008 4:56am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

bao cao su

 

Vấn đề sử dụng bao cao su cũng tương đối đơn giãn nhưng không vì thế mà nó không gây phiền hà cho người sử dụng như : rách, thủng, …trong đó vấn đề dị ứng tuy ít gặp nhưng lại làm cho người sử dụng cực kỳ khó chịu.

 

 


Theo GS. Đỗ Trọng Hiếu, những hiện tượng ngứa rát mẩn đỏ sau khi quan hệ có dùng bao cao su gọi là dị ứng bao cao su. Hiện tượng này xảy ra với cả nam và nữ chứ không riêng gì với nam. Đối với nữ là ngứa rát, mẩn đỏ ở âm hộ, âm đạo.

Các chất nhờn có trong bao cao su hoặc bản thân bao cao su gây kích ứng tại vùng da được tiếp xúc thường xuyên. Có những người chỉ bị phản ứng với chất bôi trơn bao cao su thôi nên họ có thể dùng loại bao của hãng khác thì không bị nữa.

Do mỗi hãng sản xuất bao cao su bôi trơn bằng các chất khác nhau nên họ có thể bị dị ứng loại này mà không bị loại khác. Nhưng có người bị dị ứng với chính bao cao su thì dù có chuyển sang loại nào đi nữa họ cũng vẫn không tránh được cảm giác khó chịu như trên.

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp tránh thai khác thay thế để thực hiện các biện pháp KHHGĐ như: tính vòng kinh, dùng thuốc tránh thai uống, tiêm...

Chỉ có điều nếu như trong số họ, ai đó không thực hiện một vợ một chồng thì phải cảnh giác bởi nếu bỏ dùng bao cao su khi đi “ngoài luồng” để rồi sau đó vác cả đống những thứ bệnh xã hội khác về thì quả là không gì khổ bằng.

Tóm lại nếu dùng bao cao su mà thấy ngứa, khó chịu thì thay ngay loại bao cao su khác. Khi thử các loại bao cao su khác nhau đều không hợp thì chuyển sang dùng biện pháp tránh thai khác. Tuy nhiên, bao cao su là biện pháp hữu hiệu nhất để tránh thai và phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo Sức khoẻ & Đời sống

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trở lại công sở sau ngày sinh - Ngày đăng: 25-09-2008
Nhà văn Sơn Nam qua đời - Ngày đăng: 18-09-2008
Cẩn thận dùng thuốc khi mang thai - Ngày đăng: 12-09-2008
Đừng nghĩ oan cho thuốc ngừa thai! - Ngày đăng: 09-09-2008
Bệnh tiểu đường và thai kỳ - Ngày đăng: 09-09-2008
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK