Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 15-01-2011 6:56am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

che do anMối liên quan giữa giấc ngủ và béo phì được chú ý nhiều hơn khi một nghiên cứu mới được công bố trực tuyến trên Tạp chí FASEB cho thấy những gì mẹ của bạn ăn khi mang thai có thể làm bạn bị béo phì hoặc thừa cân bởi sự thay đổi chức năng của gen kiểm soát nhịp ngày đêm. Trong bài báo cáo, động vật linh trưởng khi mang thai ăn bữa ăn nhiều chất béo gây thay đổi chức năng của gen thai nhi chịu trách nhiệm điều hòa nhịp ngày đêm (bao gồm khẩu vị và sự tiêu thụ thực phẩm) trong quá trình phát triển. Trẻ sinh ra cũng có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Kjersti Aagaard - Tillery, M.D., Ph.D., nhà nghiên cứu thuộc khoa Sản phụ khoa tại đại học y Baylor ở Houston nói: "Hy vọng của chúng tôi là nghiên cứu này sẽ tiếp tục định hướng nghiên cứu đến mục tiêu hiểu biết về ảnh hưởng cực kỳ quan trọng của sức khoẻ bà mẹ đối với sức khoẻ của con họ. Chúng tôi rất hi vọng nghiên cứu của chúng tôi sẽ có thể tạo ra những thay đổi dù là rất nhỏ, chẳng hạn như cải thiện chế độ ăn uống trong thai kỳ và trong suốt thời gian cho con bú sữa mẹ nhằm giúp giảm sự béo phì ở trẻ."

Để tìm ra phát hiện này, Aagaard - Tillery và đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu trên ba nhóm khỉ linh trưởng đuôi ngắn Nhật Bản. Một nhóm được cho ăn chế độ ăn chứa 12% mỡ (nhóm chứng). Nhóm thứ hai được cho ăn 35% mỡ (chế độ ăn nhiều mỡ) và nhóm thứ ba được cho ăn nhiều mỡ trong 5 năm, sau đó trở lại chế độ ăn như nhóm chứng. Mỗi nhóm duy trì chế độ ăn của mình trước khi thụ thai và trong suốt thai kỳ.

Kết quả cho thấy con của nhóm ăn nhiều mỡ bị bệnh gan nhiễm mỡ, bị thay đổi về histone (tập hợp lõi protein mà DNA bao xung quanh), thay đổi quá trình chuyển hóa và nhịp ngày đêm. Kết quả cũng cho thấy gen trong gan của bào thai chịu trách nhiệm chi phối nhịp ngày đêm với khẩu vị và sự tiêu thụ thực phẩm, bị thay đổi ở con của những con cái có chế độ ăn nhiều mỡ. Cụ thể, một trong những gen này, gọi là Npas2, là gen điều hòa then chốt của hệ thống nhịp ngày đêm và được tự kiểm soát bởi những thay đổi của mã histone bào thai. Các nhà khoa học nhận thấy việc cải thiện chế độ ăn uống cho thai phụ hoặc cho những bà mẹ đang cho con bú, hoặc cho trẻ thơ sau khi ra đời, giúp khôi phục lại một phần bộ máy sinh học, có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì ở trẻ.

Gerald Weissmann, M.D., Tổng biên tập của FASEB Journal nói: "Gần đây chúng tôi đã công bố một số nghiên cứu trong FASEB Journal về những yếu tố trong chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng thai nhi trong suốt cuộc đời của chúng. Đến nay, chúng tôi đã biết nguyên nhân của điều này và đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho phụ nữ có thai! Chế độ ăn uống của mẹ khi đang có thai ảnh hưởng đến bộ máy điều hòa giấc ngủ thông qua bộ gen di truyền kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, trong khi đó rõ ràng là thai nhi bị buộc phải ngủ trên chiếc giường là chính bản thân cơ thể mẹ tạo ra."

Nguồn: Cody Mooneyhan Federation of American Societies for Experimental Biology - New Sleep Cycle Discovery Explains Why Fatty Diets During Pregnancy Make Kids Obese

BS Huỳnh Thị Mai Thanh

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK