Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 05-11-2010 8:45am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

xet nghiemMột báo cáo ở hội nghị chuyên đề Ung Thư Vú ở Washington, Mỹ cho thấy phụ nữ có thai bị ung thư vú được điều trị với liệu pháp hóa trị chuẩn cũng đáp ứng tốt như phụ nữ không có thai.

Theo tiến sĩ Jennifer Litton, giám đốc điều hành trung tâm ung bướu Anderson của đại học Texas, các bác sĩ ung bướu ở đây đã điều trị thành công cho những thai phụ bị ung thư vú kể từ cuối những năm 1980. Không như những bác sĩ lâm sàng khác, họ không bắt buộc các thai phụ phải bỏ thai, tạm hoãn điều trị đến khi sinh xong hoặc dùng phương pháp điều trị ít độc tính nhưng kém hiệu quả hơn.

Theo tiến sĩ Litton: ”Thậm chí đến tận ngày nay, phụ nữ vẫn còn được khuyên nên bỏ thai trước khi điều trị ung thư vú.”

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Litton so sánh kết quả của 75 thai phụ được điều trị ung thư vú suốt tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ với 150 phụ nữ không mang thai bị ung thư vú, tất cả những bệnh nhân này đều được điều trị tại viện nghiên cứu của họ từ năm 1989 đến 2008. Họ đối chiếu nhóm bệnh và nhóm chứng theo giai đoạn của khối u, tuổi tác và năm phát hiện bệnh.

Tất cả những phụ nữ này được điều trị bằng 5-fluorouracil, doxorubicin và cyclophosphamide (FAC). Sau đó cả hai nhóm được điều trị thêm bằng taxanes, trastuzumab và nội tiết, tuy nhiên có điểm khác biệt là nhóm thai phụ sẽ được điều trị bằng các thuốc bổ sung này sau khi sinh xong. Thời gian theo dõi trung bình là 4,16 năm.

Thời gian sống không bệnh 5 năm ước tính là 73,9% ở nhóm phụ nữ có thai và 55,8% ở phụ nữ không mang thai (p < 0,05). Thời gian sống 5 năm toàn bộ của hai nhóm lần lượt là 77,4% và 71,9%, tương đương nhau.

Theo tiến sĩ Litton: ”Điều quan trọng nhất là những phụ nữ mang thai không bị nhiều tác dụng phụ hơn nhóm không mang thai. Tất cả con của những phụ nữ này sinh ra đều sống với tuổi thai trung bình là 37 tuần.”

Vì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thời gian sống không bệnh, nên theo tiến sĩ Litton, ”cần chủ động xem xét kết quả này để tìm sự hiện diện của một yếu tố sinh học tác động. Có thể một yếu tố nào đó liên quan đến thai kỳ làm tế bào u trở nên nhạy cảm với hóa trị”.

Tiến sĩ và các cộng sự cũng lập kế hoạch tiếp tục theo dõi tuổi thọ của người mẹ và khả năng tiếp xúc với hóa chất của con khi còn trong bào thai. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi ung thư vú phát hiện lúc mang thai ngày càng trở nên phổ biến, do phụ nữ ngày nay có thai muộn hơn, thường quanh tuổi 30, thậm chí 40 tuổi.

BS Đoàn Thị Thanh Vy

Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/729948

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK