Đỗ Thị Minh Nguyệt1, Lê Minh Toàn2
1Khoa Sản BVĐKTW Cần Thơ, 2Phó khoa Sản BVTW Huế
TÓM TẮT
Mục tiêu
Xác định giá trị của triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm CA 125 và hình ảnh siêu âm theo thang điểm Schillinger trong chẩn đoán bản chất khối u buồng trứng (UBT).
Đối tượng và phương pháp
Nghiên cứu được thực hiện trên 338 bệnh nhân nữ được khám, nhập viện hoặc phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ (BVĐKTW Cần Thơ) với chẩn đoán khối UBT thực thể từ ngày 1/5/2009 đến ngày 1/5/2010. Các đối tượng được khám phụ khoa, xét nghiệm tiền phẫu, xét nghiệm CA 125 và siêu âm theo thang điểm Schillinger. Mô bệnh học được phân loại theo WHO 2003.
Kết quả
Tuổi trung bình UBT lành 37,1 + 13; ác 46,9 + 11,4. Tỉ lệ UBT ác ở phụ nữ mãn kinh cao so với phụ nữ còn kinh (OR=4,7; 95%CI: 2,5-8,8). Tỉ lệ UBT ác 15,4%, lành 84,6%. UBT ác giai đoạn I, II theo FIGO là 59,6%. Giá trị chẩn đoán UBT ác của các phương pháp: khám lâm sàng có độ nhạy 71,2%; độ đặc hiệu 99%; xét nghiệm CA 125 (ngưỡng >35 UI/ml) có độ nhạy 92,3%; độ đặc hiệu 80,8%; giá trị tốt nhất 36 UI/ml có độ nhạy 98,1%; độ đặc hiệu 82,9%; siêu âm theo thang điểm Schillinger (ngưỡng ĐS > IV) có độ nhạy 94,2%; độ đặc hiệu 99,7%.
Kết luận
So với tiêu chuẩn vàng mô bệnh học, SA có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất, nếu kết hợp SA với khám LS có độ nhạy 96,2%, độ đặc hiệu 98,6%, giá trị tiên đoán (+) 92,6% và giá trị tiên đoán (-) 99,3%. Sự kết hợp giữa siêu âm theo thang điểm Schillinger với khám lâm sàng và CA 125 cho một kết quả chẩn đoán tốt với độ nhạy 98,1%, độ đặc hiệu 80,4% và giá trị tiên đoán âm tính là 99,7%. Có thể xem xét làm siêu âm đơn thuần hoặc phối hợp với khám lâm sàng, xét nghiệm CA 125 để gia tăng tỉ lệ phát hiện UBT ác tính trước mổ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là ung thư thường gặp trong các bệnh lý phụ khoa, đứng hàng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung nhưng đến nay ung thư buồng trứng vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Châu Âu với tỉ lệ tử vong 7-11/100.000 phụ nữ mỗi năm [9]. Tại Hoa Kỳ năm 2006 có thêm 20.180 trường hợp mới phát hiện và 15.310 phụ nữ tử vong vì ung thư buồng trứng [10], năm 2009 có 21.550 trường hợp mới phát hiện và 14.600 phụ nữ tử vong vì ung thư buồng trứng [15], đứng hàng thứ 5 trong các nguyên nhân ung thư gây tử vong ở phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh 14/100.000 dân [11]. Tại Việt Nam năm 1996 ung thư buồng trứng đứng hàng thứ 5 trong tổng số ung thư phụ nữ ở các tỉnh phía Nam [5], tần suất ung thư buồng trứng là 4,6/100.000 dân, tương đương với tỉ lệ mắc bệnh ở các nước chưa phát triển trên thế giới là 3-7/100.000 dân [9].
Phát hiện sớm khối UBT là cần thiết vì biến chứng ác tính của nó và tỉ lệ sống còn 5 năm đối với ung thư buồng trứng giai đoạn sớm là 75,7-90% [11,13] so với giai đoạn muộn 20-30%. Triệu chứng của khối UBT thường không đặc hiệu và bị bỏ sót do đó đa số ung thư buồng trứng thường được phát hiện ở giai đoạn muộn (60-80% ở giai đoạn III, IV) gây khó khăn cho việc điều trị và tiên lượng xấu [8].
Vì lẽ đó việc tìm ra một xét nghiệm giúp đánh giá tốt được bản chất khối UBT đặc biệt hiệu quả trong chẩn đoán u lành và u ác là một vấn đề đáng được quan tâm của các nhà sản phụ khoa.
CA 125 trước mổ có thể tiên đoán bệnh nhân ung thư buồng trứng nhưng độ đặc hiệu không cao 89,6%. Ngày nay có những tiến bộ trong chẩn đoán khối UBT qua siêu âm, là phương tiện phổ biến, không xâm hại, đặc biệt là siêu âm đường âm đạo, Doppler màu, 3-4 chiều giúp dự đoán độ lành, ác của khối u. Nhằm đánh giá bản chất khối UBT trên siêu âm có độ chính xác, khách quan, giảm bớt sai số người ta đã sử dụng các thang điểm khác nhau như Tokyo, Schillinger giúp ích cho chẩn đoán và điều trị.
Tại Cần Thơ có một nghiên cứu năm 1997 khảo sát đặc điểm UBT qua siêu âm đường bụng theo thang điểm Tokyo với qui mô nhỏ nên giá trị còn hạn chế. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giá trị của siêu âm và CA 125 trong chẩn đoán bản chất khối UBT tại Cần Thơ” nhằm mục tiêu: Xác định giá trị của triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm CA 125 và hình ảnh siêu âm theo thang điểm Schillinger trong chẩn đoán bản chất khối UBT.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả cắt ngang 338 phụ nữ đến khám phụ khoa, nhập viện hoặc phẫu thuật tại BVĐKTW Cần Thơ với chẩn đoán khối UBT thực thể từ 1/5/2009 đến 1/5/2010.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân được xác định UBT thực thể, XN CA 125, siêu âm (SA) theo thang điểm Schilinger và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ: UBT kèm có thai, ung thư khác, thất lạc hoặc không có kết quả mô bệnh học.
Các bước thực hiện
Bước 1. Thu thập thông tin, ghi nhận các số liệu vào phiếu nghiên cứu.
Bước 2. Tiến hành thăm khám. triệu chứng nghi ngờ 1 UBT ác khi có 1 trong các dấu hiệu sau: kích thước>8cm, 2 bên, u đặc, di động kém, thành không đều, xâm lấn, dịch báng.
Bước 3. Siêu âm đường bụng, AĐ theo thang điểm Schillinger
Bước 4. Xét nghiệm CA 125
Bước 5. XNTP
Bước 6. Chẩn đoán mô bệnh học theo WHO 2003
Bước 7. Phân loại giai đoạn KBT theo FIGO
KẾT QUẢ
Bảng 6.1 Triệu chứng nghi ngờ ác tính qua khám lâm sàng giữa các phân nhóm UBT
UBT Mô bệnh học |
Khám nghi ngờ |
Không nghi ngờ |
||
n |
% |
n |
% |
|
U lành tính |
3 |
1,0 |
283 |
99,0 |
U thanh dịch |
1 |
1,1 |
88 |
98,9 |
U dịch nhầy |
0 |
0,0 |
39 |
100,0 |
U dạng NMTC |
2 |
5,4 |
35 |
94,6 |
U quái lành tính |
0 |
0,0 |
115 |
100,0 |
U sợi |
0 |
0,0 |
4 |
100,0 |
Tình trạng giống u |
0 |
0,0 |
2 |
100,0 |
U ác tính |
37 |
71,2 |
15 |
28,8 |
Carcinoma buồng trứng |
25 |
75,6 |
8 |
24,4 |
Sarcoma buồng trứng |
3 |
75,0 |
1 |
25,0 |
U giáp biên ác |
3 |
50,0 |
3 |
50,0 |
U tế bào hạt |
1 |
25,0 |
3 |
75,0 |
U tế bào mầm |
5 |
100,0 |
0 |
0,0 |
Tổng số |
40 |
11,8 |
298 |
88,2 |
X2= 73,82, p < 0,001
Bảng 6.2 CA 125 với mức giá trị ngưỡng 35 UI/ml giữa các phân nhóm UBT
CA 125 Mô bệnh học |
CA125 ≤35 UI/ml |
CA125 >35 UI/ml |
||
n |
% |
n |
% |
|
U lành tính |
231 |
80,8 |
55 |
19,2 |
U thanh dịch |
77 |
86,5 |
12 |
13,5 |
U dịch nhầy |
35 |
89,7 |
4 |
10,3 |
U dạng NMTC |
9 |
24,3 |
28 |
75,7 |
U quái lành tính |
107 |
93,0 |
8 |
7,0 |
U sợi |
3 |
75,0 |
1 |
25,0 |
Tình trạng giống u |
0 |
0,0 |
2 |
100,0 |
U ác tính |
4 |
7,7 |
48 |
92,3 |
Carcinoma BT |
1 |
3,0 |
32 |
97,0 |
Sarcoma BT |
0 |
0,0 |
4 |
100,0 |
U giáp biên ác |
1 |
16,7 |
5 |
83,3 |
U tế bào hạt |
2 |
50,0 |
2 |
50,0 |
U tế bào mầm ác |
0 |
0,0 |
5 |
100,0 |
Tổng số |
235 |
69,5 |
103 |
30,5 |
P < 0,001
Bảng 6.3 Điểm số Schillinger với mức điểm >IV giữa nhóm u lành và ác
Điểm số Schillinger Mô bệnh học |
ĐS I, II, III (n,%) |
ĐS IV, V (n,%) |
Tổng số |
U lành tính |
285 (99,7) |
1 (0,3) |
286 (100,0) |
U ác tính |
3 (5,8) |
49 (94,2) |
52 (100,0) |
Tổng số |
288 (85,2) |
50 (14,8) |
338 (100,0) |
X2= 307,76, p < 0,001.
Bảng 6.4 Phối hợp thang điểm siêu âm theo Schillinger với khám lâm sàng, CA 125
Xét nghiệm chẩn đoán |
Độ nhạy (%) |
Độ đặc hiệu (%) |
Tiên đoán (+) |
Tiên đoán (-) |
Siêu âm |
94,2 |
99,7 |
|
|
CA 125 |
92,3 |
80,8 |
|
|
Lâm sàng |
71,2 |
99,0 |
|
|
SA, LS |
96,2 |
98,6 |
92,6 |
99,3 |
SA, CA 125 |
98,1 |
80,8 |
48,1 |
99,6 |
SA, LS, CA 125 |
98,1 |
80,4 |
47,7 |
99,7 |
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận độ nhạy và đặc hiệu của SA là 94,2% và 99,7%, trị số trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Vũ Thị Kim Chi là 82,8% và 88%, nghiên cứu của Hồ Thị Hoàng Anh là 901% và 72,5% [4,1]. Nghiên cứu ngoài nước như: Schillinger được Meerpohl ghi nhận có độ nhạy của SA 92%, độ đặc hiệu 64% đối với phụ nữ trước mãn kinh, độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 71% đối với phụ nữ sau mãn kinh. Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu này.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của khám lâm sàng trong chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác của chúng tôi là 71,2% và 99%.Có 1% dương tính giả chủ yếu ở u dạng nội mạc tử cung do dính nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với nghiên cứu của Hồ Thị Hoàng Anh năm 2007 [1] với độ nhạy và đặc hiệu của khám lâm sàng trong chẩn đoán phân biệt giữa u lành và ác tính là 90% và 58,2%. Trong nghiên cứu của chúng tôi độ nhạy thấp hơn và độ đặc hiệu cao hơn Hồ Thị Hoàng Anh có thể do ung thư buồng trứng trong nghiên cứu của chúng tôi gặp nhiều ở giai đoạn I, II chiếm 59,6%. Nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của J.L. Alcazar và cộng sự (2001) nghiên cứu trên 135 khối u phần phụ, có 103 lành và 32 ác tính, nghi ngờ u ác tính khi có ít nhất một triệu chứng: kích thước u >8cm, không di động, u hỗn hợp hoặc đặc, có dịch báng. Khám lâm sàng có độ nhạy là 71,8% và độ đặc hiệu là 97,1% [7].
Độ nhạy của CA 125 trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở ngưỡng 35 UI/ml để chẩn đoán phân biệt u BT lành và ác tính là 92,3% thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh là 93,3% và của Hồ thị Hoàng Anh là 100% nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Dương Ngọc Hiền là 85,7% và Cao Thanh Trúc là 90,2%. Độ đặc hiệu của CA 125 trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở ngưỡng 35 UI/ml để chẩn đoán phân biệt U BT lành và ác tính là 80,8% bằng kết quả nghiên cứu của D.Timmerman, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Vũ Thị Kim Chi là 81% nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Hạnh là 78,4%.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu 338 bệnh nhân có khối UBT đến khám hoặc phẫu thuật tại BVĐKTW Cần Thơ từ ngày 1/5/2009 đến ngày 1/5/2010, chúng tôi rút ra những kết luận sau.
Độ nhạy và độ đặc hiệu của khám lâm sàng trong chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác tính là 71,2% và 99,0%.
CA 125 với giá trị ngưỡng > 35 UI/ml có độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán phân biệt UBT lành và ác tính là 92,3% và 80,8%.CA 125 với giá trị tốt nhất là 36 UI/ml có độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán phân biệt UBT lành và ác tính là 98,1% và 82,9%.
Đối với điểm số nghi ngờ ≥IV thì độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm theo thang điểm Schillinger có xu hướng tốt hơn các yếu tố khác trong chẩn đoán phân biệt giữa u lành và u ác tương ứng là 94,2% và 99,7%.
Sự kết hợp giữa siêu âm theo thang điểm Schillinger với khám lâm sàng có độ nhạy 96,2%, độ đặc hiệu 98,6%, giá trị tiên đoán (+) 92,6% và giá trị tiên đoán (-) 99,3%.
Sự kết hợp giữa siêu âm theo thang điểm Schillinger với CA 125 có độ nhạy 98,1%, độ đặc hiệu 80,8% và giá trị tiên đoán (-) 99,6%.
Sự kết hợp giữa siêu âm theo thang điểm Schillinger với khám lâm sàng và CA 125 cho một kết quả chẩn đoán tốt với độ nhạy 98,1%, độ đặc hiệu 80,4% và giá trị tiên đoán âm tính là 99,7%.
Có thể xem xét làm SA đơn thuần hoặc phối hợp với khám LS, CA 125 để gia tăng tỉ lệ phát hiện UBT ác tính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Thị Hoàng Anh (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, CA 125 và giá trị siêu âm theo thang điểm Schillinger trong chẩn đoán khối UBT, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y- Dược Huế.
2. Lê Thị Mỹ Hạnh (2002), Giá trị siêu âm và CA 125 huyết thanh để chẩn đoán khối UBT ác tính tại Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Huế.
3. Dương Ngọc Hiền (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ung thư buồng trứng tại Huế, Luận án Chuyên khoa II, Trường Đại học Y khoa Huế.
4. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Thị Lợi, Vũ Thị Kim Chi và cs (2000), “Nghiên cứu dự đoán độ lành ác của khối UBT bằng siêu âm và CA 125, CA 153 trong huyết thanh”, Y học TP Hồ Chí Minh, 4(4), tr. 216- 220.
5. Nguyễn Mạnh Quốc (1996), “Xuất độ và các yếu tố nguy cơ ung thư tại các tỉnh phía Nam”, Y học thành phố Hồ Chí Minh.
6. Cao Thanh Trúc, Lưu Thị Thanh Đào, Võ Đông Hải, Huỳnh Quyết Thắng, Huỳnh Thảo Luật (2003), Phân tích giá trị CA 125 và siêu âm trong chẩn đoán ung thư buồng trứng nguyên phát, Hội thảo khoa học về ung bướu lần III tại Cần Thơ, tr. 312-318.
7. Alcazar J.L., Errasti T. et al (2001), “Assessment of a new logistic model in the preoperative evaluation of adnexal masses”, J Ultrasound Med, American Institute of Ultrasound in Medicine, 20, pp. 841-848.
8. Goff B. A., Mandel L. S et al (2000), “Ovarian carcinoma dignosis”, Cancer, 89 (10), pp. 2068-2075.
9. Meerpohl Hans – Gerd, Runge H - Michael (2005), Module 13: Ovarian cancer, Collaborating Centre for Postgraduate Training and Research in Reproductive Health, pp. 26–29.
10. Mironov S., Akin O. et al (2007) “Ovarian Cancer”, Radiol Clin N Am, 45, pp. 149-166.
11. Rebecca Ferrini (2010), “Screening Asymptomatic Women for Ovarian Cancer: American College of Preventive Medicine Practice Policy Statement”, American Journal of Preventive Medicine.
12. Schillinger H. , Kliem M., Klosan, Pohl J., Wihelm C., Madjar H., Zalasa J. (1989), “Assessing the extent of gynecologic tumors by a sonographic tumor score with special reference to ovarian cancer”, Arch Gynecol Obstet., 245(1-4): 596-600.
13. The University of Texas MD Anderson Cancer Center (2010), Ovarian Cancer.
14. Timmerman D., Testa A.C. et al (2005), “Logistic regression model to distinguish between the benign and malignant adnexal mass before surgery: a multicenter study by the International Ovarian Tumor Analysys Group”, J Clin Oncol, 23, pp. 8794-8801.
15. U.S. National Institudes of Health (2009), Ovarian Cancer, www.cancer.gov.
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...