Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Tuesday 07-04-2009 12:00am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

liver

 

Ghép gan ngày càng được quan tâm trong điều trị bệnh lý gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong ghép gan ở trẻ em còn khá giới hạn.


Trong vài thập niên gần đây, ghép gan cho trẻ em chỉ mới được triển khai ở vài trung tâm ở Hoa Kỳ và Tây Âu, bởi lẽ nó đòi hỏi các kỹ thuật dị ghép khác nhau nhằm khắc phục tình trạng thiếu tính phù hợp giữa các cơ quan ghép của người cho với trẻ nhận mảnh ghép. Đa phần các ca ghép có liên quan đến bệnh lý tắc mật (60%). Cần chú ý rằng sự kết hợp các thuốc ức chế miễn dịch thích hợp cũng là một trong các chìa khóa dẫn đến thành công.

Từ vấn đề này, tác giả Shen Zhong-yang, làm việc tại trung tâm ghép gan Bắc Kinh, cùng cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu phân tích hồi cứu trên 31 trẻ (≤ 18 tuổi) được ghép gan tại các trung tâm ghép nằm rải rác ở Trung Quốc. Nghiên cứu được tiến hành từ 08/2000 đến 03/2007. Dân số nghiên cứu bao gồm 14 trẻ nam và 17 trẻ nữ, tuổi trung bình là 12,4 tuổi (5 tháng - 18 tuổi) với 7 trẻ < 4 tuổi tại thời điểm ghép. Các chẩn đoán chính dẫn đến điều trị ghép bao gồm tắc đường mật (19,4%), bệnh lý Wilson (16,1%), xơ gan ứ mật nguyên phát (9,7%), bệnh tích trữ glycogen (6,5%), u nguyên bào gan (3,2%), khiếm khuyết chu trình chuyển hóa urê (6,5%), suy gan toàn phát (6,5%)… thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng bao gồm bộ ba thuốc FK506, steroid, mycophenolate mofetil. Trong đó, 30 bệnh nhi được điều trị ức chế miễn dịch với nền tảng dựa trên tacrolimus, bệnh nhi còn lại dựa trên cyclosporine. Những trẻ này sẽ được theo dõi trung bình trong 21,8 tháng.

Kết quả thu được cho thấy 5 trong số 31 bệnh nhi tử vong trong khoảng thời gian ngắn sau phẫu thuật (3 ngày-13 ngày), tỷ lệ tử vong chiếm 16,1% . Nguyên nhân chính gây tử vong gồm nhiễm trùng (1 ca), mất chức năng nguyên phát (1 ca), suy tim (1 ca), sốc giảm thể tích (2 ca). Biến chứng sau mổ hiện diện ở 10 bệnh nhi bao gồm dò mật, thải ghép cấp, viêm phúc mạc, nhiễm virút viêm gan B hoặc virút viêm gan C, viêm phổi.Tổng tỷ lệ bệnh nhi sống còn ở 1 tuổi, 3 tuổi, 5 tuổi lần lượt là 78,1%, 62,6%, 62,6%.

Không như ở người lớn với chỉ định ghép gan thường do các bệnh lý có liên quan HBV  (xơ gan và/hoặc ung thư tế bào gan), chỉ định thường gặp nhất trong ghép gan ở nhi khoa là các bệnh lý gan di truyền tiến triển đến giai đoạn cuối, trong đó, thường gặp nhất là tắc mật. Tùy theo tuổi và cân nặng của trẻ, các phương pháp phẫu thuật tương ứng sẽ được chọn lựa (phương pháp cơ bản, phương pháp giảm kích thước, ghép gan từ người cho còn sống…). Mặt khác, ghép gan ở trẻ em đặc biệt đòi hỏi kỹ năng phẫu thuật cao. Theo dõi hậu phẫu sớm là chìa khóa dẫn đến thành công. Dò mật sau mổ khá thường gặp, nhưng nhìn chung, phần lớn bệnh nhi trải qua ghép gan sẽ có tiên lượng tốt hơn.

(Nguồn: Chin Med J 2008)

BS Nguyễn An Nghĩa

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK