Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 23-11-2015 10:52pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng


Bệnh đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là gì?

ĐTĐTK còn được gọi là “bệnh tiểu đường” trong thai kỳ. Đây là tình trạng trong nước tiểu có nhiều đường hoặc đường trong máu tăng cao trong quá trình mang thai. Khoảng 4% thai phụ bị bệnh này và bệnh thường xảy ra vào 03 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6)

Những thai phụ nào có nguy cơ bị ĐTĐTK?
- Thừa cân, béo phì
- Thai kỳ trước có ĐTĐTK
- Sinh con lần trước to(>4kg)
- Bố hoặc mẹ bị đái tháo đường
- Hội chứng buồng chứng đa nang
- Sẩy thai liên tiếp

- Thai chết lưu trong thai kỳ trước

Bệnh ĐTĐTK có biểu hiện như thế nào và nguy hiểm gì?
ĐTĐTK thường không có triệu chứng hoặc một số ít trường hợp biểu hiện mệt mỏi, khát nước và tiểu nhiều, nhưng gây ra nhiều biến chứng.
Biến chứng cho mẹ:
- Dễ bị nhiễm trùng tiểu
- Dễ bị cao huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật, sản giật
Biến chứng cho thai:
- Thai chết lưu trong tử cung
- Thai nhi to so với tuổi thai hay chậm tăng trưởng trong tử cung
- Đa ối (rất nhiều nước ối trong tử cung)
- Sinh khó do thai nhi quá to
Sinh non
Sau sinh, trẻ dễ hạ đường huyết, hội chứng suy hô hấp cấp, hạ canxi huyết, đa hồng cầu, tăng bilirubin/máu

- Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi lớn

Làm sao phát hiện ĐTĐTK khi đi khám thai?
ĐTĐTK có thể được phát hiện bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test – OGTT). Thời điểm thực hiện lý tưởng là khi thai được 24-28 tuần tuổi. Nghiệm pháp này được thực hiện thường qui ở hầu hết các nước trên thế giới.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Trong 03 ngày trước khi thực hiện: 
Thai phụ ăn uống như chế độ bình thường, không ăn kiêng.
2. Vào ngày thực hiện nghiệm pháp:
Thai phụ nhịn ăn và không sử dụng các loại thức uống có đường, sữa ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện
Thai phụ được lấy máu 03 lần (mỗi lần khoảng 2ml)
- Lần 1: ngay khi đến bệnh viện
- Lần 2: 01 tiếng sau khi uống 250 ml Glucose 30%
Lưu ý: uống trong 3-5 phút, không hút thuốc, ăn, hay uống nước ngọt trong khi làm xét nghiệm.
- Lần 3: 02 tiếng sau khi uống Glucose
3. Kết quả được cho là trong giới hạn bình thường (theo Hiệp hội Đái tháo đường và thai kỳ Quốc tế, 2010) nếu:
 
Đường huyết đói <92 mg/dl hay <5.1 mmol/l
Đường huyết sau 1 giờ <180 mg/dl hay <10 mmol/l
Đường huyết sau 2 giờ <153 mg/dl hay < 8.5 mmol/l

Tác dụng phụ của nghiệm pháp
OGTT là một nghiệm pháp an toàn, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Trong quá trình thực hiện, thai phụ có thể gặp phải 1 số biểu hiện sau:
1. Buồn nôn/nôn: thường xuất hiện trong vòng 15 phút đầu sau khi uống dung dịch Glucose

2. Mệt, chóng mặt: biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết do phải nhịn ăn và không sử dụng sữa hay các loại thức uống có đường trong quá trình thực hiện.

Nguồn: myduchospital.vn

Các tin khác cùng chuyên mục:
Trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh - Ngày đăng: 26-10-2015
Những nguyên nhân gây trễ kinh - Ngày đăng: 15-09-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK