Thế nào là rối loạn kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 - 35 ngày. Trong đó 3 - 5 ngày có kinh. Lượng máu trung bình mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50 - 150 ml.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều và không ổn định, lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, mức độ huyết sắc tố sau chu kỳ kinh thấp hơn mức bình thường (120g/l) là những biểu hiện thường thấy nhất ở những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.
Có phải tất cả những phụ nữ có vòng kinh không giống như vậy đều bị rối loạn kinh nguyệt?
Không hoàn toàn như vậy. Ở những người con gái có kinh lần đầu, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi sau lần có kinh đầu tiên. Vòng kinh dài ngắn khác nhau hoàn toàn không phải là những dấu hiệu bất thường gây rối loạn kinh nguyệt. Sau khoảng một năm, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều và ổn định.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh (từ 45 - 55 tuổi) cũng có nhiều thay đổi. Vòng kinh thường dài hơn và lượng máu mất đi cũng giảm dần. Điều đó là hoàn toàn bình thường.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ?
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai.
Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ dàng tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây nên bệnh thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu.
Kinh nguyệt rối loạn do dâu?
Nhiều chứng bệnh phụ khoa, rối loạn các hoocmôn sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn ở "vùng kín" cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Thần kinh căng thẳng, cơ thể bị xúc động mạnh hay thay đổi về thể trạng, môi trường đột ngột cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.
Những người mắc bệnh béo phì hoặc quá gầy cần cẩn thận với chứng bệnh này.
Ngoài ra các loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các hoocmôn sinh dục. Chúng có thể gây rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.
Khi nào thì cần đi khám bác sỹ?
Nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh của bạn dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sỹ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.
Ăn uống và sinh hoạt thế nào khi kinh nguyệt rối loạn?
Khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể bạn thường mệt mỏi, khó chịu. Hãy bổ sung vào thành phần bữa ăn hàng ngày các nhóm thực phẩm giầu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát.... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Lan Thu (http://angela.com.vn/)
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...