Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 21-03-2012 1:25am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

mangthai_21Thật hạnh phúc khi được làm mẹ, được mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh nở cũng kèm theo nhiều nguy cơ cho phụ nữ, trong đó bệnh trĩ là một bệnh thường gặp nhất mang lại nhiều sợ hãi cho phụ nữ giai đoạn này.


Bệnh trĩ và quá trình sinh đẻ

Trong giai đoạn mang thai, cùng với thời gian, thai phát triển ngày càng to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa khi mang thai như táo bón cũng dễ gây ra bệnh trĩ.

Sau khi sinh, tử cung mở to, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn. Trong quá trình vượt cạn, việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

Làm gì để ngừa bệnh trĩ?

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế muối, đường; không sử dụng thức ăn có chất kích thích.

Khi đã bị bệnh trĩ, cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh, tránh ngồi xổm, thường xuyên thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,...

Về điều trị, tùy cấp độ của bệnh trĩ mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 & 2, điều trị nội khoa (dùng thuốc) sẽ nhắm tới 3 mục tiêu sau:

- Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

- Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch, co búi trĩ.

- Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương chóng lành.

Một số loại thuốc đông dược tiêu trĩ (kết hợp các dược liệu như hòe giác, đương quy, phòng phong, chỉ xác, hoàng cầm, địa du với các dược tính thanh nhiệt, giải độc) giúp đạt được cả 3 mục tiêu này.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tự ý uống thuốc điều trị vì phần lớn các loại thuốc đều ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến thai nhi (trừ thuốc kê đơn của bác sĩ). Chỉ nên dùng thuốc trị bệnh trĩ từ sau khi sinh, càng sớm càng tốt để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Nguồn: Báo Dân Trí

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Đừng lạm dụng sinh mổ - Ngày đăng: 24-05-2013
9 dấu hiệu mãn kinh sớm - Ngày đăng: 24-05-2013
9 dấu hiệu mãn kinh sớm - Ngày đăng: 24-05-2013
Trẻ thiếu magiê có thể hôn mê - Ngày đăng: 24-05-2013
Ngừa đau lưng sau sinh - Ngày đăng: 12-03-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK