Trẻ em khó thở khi ngủ có xu hướng bị hiếu động thái quá và hung hăng, cùng những triệu chứng tình cảm và gặp khó khăn trong quan hệ với những người đồng trang lứa, theo trang tin Top News.
Cuộc nghiên cứu của các chuyên gia tại Trường Y Albert Einstein thuộc Đại học Yeshiva ở New York (Mỹ) dựa trên 11.000 trẻ em được theo dõi trong 6 năm và là cuộc nghiên cứu lớn nhất và toàn diện nhất thuộc loại này.
“Đây là bằng chứng mạnh mẽ nhất tính đến nay cho thấy việc ngáy, thở bằng miệng và chứng ngừng thở khi ngủ có thể có những hậu quả về hành vi và tình cảm xã hội đối với trẻ em”, trưởng nhóm nghiên cứu Karen Bonouck, Giáo sư sản khoa, phụ khoa và sức khỏe phụ nữ tại Trường Y Albert Einstein nói.
“Các bậc cha mẹ và bác sĩ nhi khoa nên chú ý nhiều hơn đến rối loạn nhịp thở khi ngủ (SDB) ở trẻ em ngay từ năm đầu tiên của cuộc đời”, giáo sư Bonouck nói thêm.
SDB là thuật ngữ chung chỉ những vấn đề liên quan đến giấc ngủ, chủ yếu là ngáy (vốn thường kèm theo việc thở bằng miệng) và chứng ngừng thở khi ngủ.
SDB phổ biến nhất ở trẻ từ 2 - 6 tuổi, nhưng cũng xảy ra ở trẻ em nhỏ tuổi hơn.
Theo Viện Sức khỏe Tai họng và Phẫu thuật cổ Mỹ, khoảng 1/10 trẻ thường xuyên ngáy và 2 - 4% bị chứng ngừng thở khi ngủ. Các nguyên nhân phổ biến là hạch khẩu cái hoặc hạch vòm họng to bất thường.
Nguồn: Báo Thanh Niên
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...