Tin tức
on Tuesday 21-09-2021 5:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Vân Anh – IVF Vạn Hạnh
Lựa chọn phôi tốt để chuyển là một vấn đề quan trọng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF). Hiện nay, có nhiều phương pháp để đánh giá tiềm năng phát triển của phôi, trong đó phổ biến nhất vẫn là hình thái học. Mặc dù rất tiện lợi nhưng hình thái học không phản ánh được chính xác thành phần nhiễm sắc thể và mang tính chủ quan của người đánh giá. Có những phôi có điểm hình thái học cao nhưng lại mang khiếm khuyết về gen. Với sự phát triển của công nghệ giải trình tự, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) đã ra đời và được áp dụng rộng rãi trong thực hành IVF để lựa chọn phôi. Trong đó, sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể (Preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) đã được áp dụng cho thấy cải thiện kết quả lâm sàng. Tuy nhiên, sinh thiết là một phương pháp xâm lấn phôi nên còn gây nhiều tranh cãi về lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn lâu dài đối với con cái sau này. Do đó, phương pháp tiếp cận không xâm lấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi PGT.
Sự tồn tại DNA (deoxyribonucleic acid) trong dịch khoang phôi lần đầu tiên được báo cáo năm 2013. Hàm lượng DNA bộ gen và ty thể được phát hiện trong môi trường nuôi cấy có thế đóng vai trò là nguồn DNA tiềm năng cho PGT. Tuy nhiên, DNA trong môi trường đã qua sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm từ nguồn DNA của mẹ và chỉ chẩn đoán đúng 20,8% các rối loạn đơn gen so với sinh thiết tế bào lá nuôi (trophectoderm - TE). Do đó, phương tiện đánh giá di truyền không xâm lấn còn gây nhiều tranh cãi về tính khả thi. Gần đây, một xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể không xâm lấn (Non-invasive chromosome screening - NICS) kết hợp với kỹ thuật khuếch đại dựa trên vòng lặp ủ và lặp nhiều lần (Multiple annealing and looping-based amplification cycle – MALBAC) được tiến hành trên môi trường cho phôi IVF. Phương pháp NICS đã được đề xuất và áp dụng trong thực hành lâm sàng nhưng chưa có đánh giá trên quy mô lớn so sánh với TE-PGT và toàn bộ phôi. Do đó, nhóm tác giả đánh giá hiệu suất của phương pháp NICS so với TE-PGT thông thường và toàn bộ phôi.
Tộng cộng có 265 phôi hiến tặng được chọn lọc có nguồn gốc từ phương pháp ICSI và nuôi cấy đến giai đoạn phôi phân chia (D3). Sau đó, mỗi phôi được rửa sạch và chuyển vào từng giọt môi trường nuôi cấy phôi nang. Các phôi D5/6 được đánh giá bằng các tiêu chí hình thái học theo hệ thống tính điểm của Gardner và Schoolcraft (1999). Định lượng DNA trong môi trường nuôi cấy chứng âm bằng PCR định lượng (Q-PCR). Môi trường nuôi cấy đã sử dụng, 3 – 5 tế bào TE và toàn bộ phôi được thu thập riêng biệt, được sử dụng để khuếch đại toàn bộ gen (WGA) bằng MALBAC. Các sản phẩm khuếch đại được giải trình tự gen bằng hệ thống Illumina HiSeq 2500.
Các kết quả ghi nhận được:
Đây là nghiên cứu với quy mô lớn (265 phôi) đầu tiên khảo sát hiệu suất của NICS so với TE-PGT và toàn bộ phôi. Kết quả cho thấy NICS là một xét nghiệm tốt giúp xác định các phôi có nhiễm sắc thể bình thường để chuyển và là cách tiếp cận không cần xâm lấn để lựa chọn phôi thay vì ngăn cản việc chuyển phôi lệch bội hay MAC. Do đó, NICS có thể cung cấp một giải pháp thay thế an toàn hơn trong sàng lọc phôi giúp cải thiện kết quả lâm sàng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: Chen, L., Sun, Q., Xu, J., và cộng sự (2021). A Non-invasive Chromosome Screening Strategy for Prioritizing in vitro Fertilization Embryos for Implantation. Frontiers in cell and developmental biology, 9, 708322.
Lựa chọn phôi tốt để chuyển là một vấn đề quan trọng trong điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF). Hiện nay, có nhiều phương pháp để đánh giá tiềm năng phát triển của phôi, trong đó phổ biến nhất vẫn là hình thái học. Mặc dù rất tiện lợi nhưng hình thái học không phản ánh được chính xác thành phần nhiễm sắc thể và mang tính chủ quan của người đánh giá. Có những phôi có điểm hình thái học cao nhưng lại mang khiếm khuyết về gen. Với sự phát triển của công nghệ giải trình tự, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing – PGT) đã ra đời và được áp dụng rộng rãi trong thực hành IVF để lựa chọn phôi. Trong đó, sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể (Preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) đã được áp dụng cho thấy cải thiện kết quả lâm sàng. Tuy nhiên, sinh thiết là một phương pháp xâm lấn phôi nên còn gây nhiều tranh cãi về lợi ích cũng như những nguy cơ tiềm ẩn lâu dài đối với con cái sau này. Do đó, phương pháp tiếp cận không xâm lấn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi PGT.
Sự tồn tại DNA (deoxyribonucleic acid) trong dịch khoang phôi lần đầu tiên được báo cáo năm 2013. Hàm lượng DNA bộ gen và ty thể được phát hiện trong môi trường nuôi cấy có thế đóng vai trò là nguồn DNA tiềm năng cho PGT. Tuy nhiên, DNA trong môi trường đã qua sử dụng có nguy cơ bị ô nhiễm từ nguồn DNA của mẹ và chỉ chẩn đoán đúng 20,8% các rối loạn đơn gen so với sinh thiết tế bào lá nuôi (trophectoderm - TE). Do đó, phương tiện đánh giá di truyền không xâm lấn còn gây nhiều tranh cãi về tính khả thi. Gần đây, một xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể không xâm lấn (Non-invasive chromosome screening - NICS) kết hợp với kỹ thuật khuếch đại dựa trên vòng lặp ủ và lặp nhiều lần (Multiple annealing and looping-based amplification cycle – MALBAC) được tiến hành trên môi trường cho phôi IVF. Phương pháp NICS đã được đề xuất và áp dụng trong thực hành lâm sàng nhưng chưa có đánh giá trên quy mô lớn so sánh với TE-PGT và toàn bộ phôi. Do đó, nhóm tác giả đánh giá hiệu suất của phương pháp NICS so với TE-PGT thông thường và toàn bộ phôi.
Tộng cộng có 265 phôi hiến tặng được chọn lọc có nguồn gốc từ phương pháp ICSI và nuôi cấy đến giai đoạn phôi phân chia (D3). Sau đó, mỗi phôi được rửa sạch và chuyển vào từng giọt môi trường nuôi cấy phôi nang. Các phôi D5/6 được đánh giá bằng các tiêu chí hình thái học theo hệ thống tính điểm của Gardner và Schoolcraft (1999). Định lượng DNA trong môi trường nuôi cấy chứng âm bằng PCR định lượng (Q-PCR). Môi trường nuôi cấy đã sử dụng, 3 – 5 tế bào TE và toàn bộ phôi được thu thập riêng biệt, được sử dụng để khuếch đại toàn bộ gen (WGA) bằng MALBAC. Các sản phẩm khuếch đại được giải trình tự gen bằng hệ thống Illumina HiSeq 2500.
Các kết quả ghi nhận được:
- Nồng độ DNA trung bình được định lượng bằng Q-PCR là 0,423 ± 0,217 pg / μl trong môi trường chứng âm và 6,090 ± 3,917 pg / μl trong môi trường nuôi cấy đã qua sử dụng.
- Kết quả từ toàn bộ phôi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá hoạt động của TE-PGT và NICS. So sánh với toàn bộ phôi, TE-PGT mang lại hiệu suất cho độ nhạy là 89,6% (95% CI: 81,9–94,2%) và 86,5% (KTC 95%: 78,2–91,9%) với NICS. Các giá trị như độ đặc hiệu, giá trị dự báo âm, giá trị tiên đoán dương của NICS có thấp hơn TE-PGT nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Thành phần nhiễm sắc thể trong tổng số 5.267 bộ nhiễm sắc thể, có 5.140 (98,6%) cho thấy thể lưỡng bội đồng nhất ở tất cả các mẫu TE-PGT, NICS và toàn bộ phôi.
- Hệ thống tính điểm để ưu tiên phôi chuyển của NICS phân thành ba nhóm với xác suất dự đoán lần lượt là 90,0%, 72,2% và 27,8% tương ứng với nhiễm sắc thể bình thường (A), bất thường nhiễm sắc thể (B) và nhiều nhiễm sắc thể bất thường (MAC) (C). Khi bổ sung xét nghiệm TE thì độ chính xác tăng đáng kể từ 72,2 lên 84,3% với nhóm B và từ 27,8 lên 83,3% với nhóm C.
Đây là nghiên cứu với quy mô lớn (265 phôi) đầu tiên khảo sát hiệu suất của NICS so với TE-PGT và toàn bộ phôi. Kết quả cho thấy NICS là một xét nghiệm tốt giúp xác định các phôi có nhiễm sắc thể bình thường để chuyển và là cách tiếp cận không cần xâm lấn để lựa chọn phôi thay vì ngăn cản việc chuyển phôi lệch bội hay MAC. Do đó, NICS có thể cung cấp một giải pháp thay thế an toàn hơn trong sàng lọc phôi giúp cải thiện kết quả lâm sàng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản.
Nguồn: Chen, L., Sun, Q., Xu, J., và cộng sự (2021). A Non-invasive Chromosome Screening Strategy for Prioritizing in vitro Fertilization Embryos for Implantation. Frontiers in cell and developmental biology, 9, 708322.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của thời gian trữ đông phôi với các biến chứng thai kỳ và cân nặng lúc sinh - Ngày đăng: 21-09-2021
Phương pháp mới trong hỗ trợ hoạt hóa noãn giúp cải thiện tỉ lệ thụ tinh ở bệnh nhân bị thất bại thụ tinh nhiều lần - Ngày đăng: 21-09-2021
Tác động của việc bổ sung vitamin E trong thời gian ngắn lên stress oxi hóa ở phụ nữ vô sinh bị hội chứng buồng trứng đa nang: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 21-09-2021
Mối tương quan giữa chất lượng phôi, số lượng phôi chuyển và tỷ lệ trẻ sinh sống sau chu kỳ chuyển phôi trữ giai đoạn phôi phân chia và phôi nang - Ngày đăng: 21-09-2021
Vai trò của tầm soát lệch bội trong xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ bệnh di truyền đơn gen ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi mang - Ngày đăng: 21-09-2021
COVID-19 có gây ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản nam giới? - Ngày đăng: 21-09-2021
Phụ nữ thừa cân béo phì có tăng nguy cơ sẩy thai sau khi chuyển phôi nguyên bội không? - Ngày đăng: 21-09-2021
Ảnh hưởng của hình dạng tinh trùng lên kết cục mang thai và trẻ sinh ra từ IVF và ICSI: một nghiên cứu bệnh – chứng ghép cặp - Ngày đăng: 20-09-2021
Kết quả ICSI của tinh trùng tươi hoặc trữ lạnh từ micro-TESE ở bệnh nhân vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 20-09-2021
Sử dụng machine learning để tối ứu hoá việc chọn ngày trigger nhằm cải thiện kết cục điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-09-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK