Tin tức
on Tuesday 21-09-2021 5:55pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNHS. Võ Thị Kim Điệp
IVFAS – Đơn vị Hỗ trợ Sinh Sản An Sinh, Bệnh viện An Sinh
Chuyển phôi trữ đông (Frozen Embryo Transfer - FET) lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1984 và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART). Kỹ thuật trữ đông phôi ngày càng được phát triển và cải tiến với sự ra đời của kỹ thuật thủy tinh hóa. Việc sử dụng các chất bảo vệ đông lạnh trong quá trình thủy tinh hóa, tính an toàn và hiệu quả của việc chuyển phôi sau rã đông ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là các biến chứng trong thai kỳ và kết quả chu sinh.
Ảnh hưởng của các chất bảo quản đông lạnh với chất lượng phôi thai người và sức khỏe của thế hệ con cái là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ trẻ FET sinh ra nặng cân hơn so với tuổi thai (large for gestational age - LGA) cao hơn đáng kể so với những trẻ chuyển phôi tươi hoặc thụ thai tự nhiên. Đáng chú ý, không có báo cáo nào trong tài liệu về tác động bất lợi của FET đối với dị tật bẩm sinh.
Theo một số báo cáo rằng thời gian trữ đông phôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của phôi sau khi rã đông và cân nặng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào tập trung vào ảnh hưởng của thời gian trữ đông phôi đối với sự an toàn của người mẹ về các biến chứng trong thai kỳ. Vì những lý do trên, nghiên cứu được thiết kế để tìm hiểu xem thời gian trữ đông phôi có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh sau FET, đồng thời cung cấp thêm dữ liệu về tính an toàn của kỹ thuật thủy tinh hóa.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thuần tập hồi cứu bao gồm tất cả những phụ nữ vô sinh đang trải qua điều trị IVF tại Bệnh viện Sức khỏe Phụ sản và Trẻ em Hòa bình Quốc tế (IPMCH) từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 9 năm 2017. Những phụ nữ sử dụng noãn hoặc tinh trùng hiến tặng, hoặc những phụ nữ sử dụng phôi được xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Pre-implantation genetic testing - PGT) được loại khỏi nghiên cứu. Việc chuyển hai phôi được lấy từ các chu kỳ lấy noãn khác nhau cũng bị loại trừ vì trữ đông vào các thời điểm khác nhau. Các chu kỳ FET đủ điều kiện được tuyển chọn trong phân tích và phân loại thành bốn nhóm theo thời gian trữ đông phôi (Nhóm I: ≤3 tháng; Nhóm II: 4–6 tháng; Nhóm III: 7–12 tháng; và Nhóm IV: >12 tháng).
Kết quả
Có tổng cộng 3987 phụ nữ tham gia nghiên cứu từ 12.158 chu kỳ FET được đưa vào phân tích. Trong đó, 123 phụ nữ không thể cung cấp hồ sơ bệnh án sinh đẻ do trẻ mất trong thời gian theo dõi. Sự phân bố các đặc điểm xã hội học của mẹ và dữ liệu lịch sử sinh sản giữa các nhóm như tuổi mẹ khi chuyển phôi là tương đương giữa các nhóm (p = 0,318), những phụ nữ trải qua quá trình chuyển phôi với thời gian trữ đông lâu (p = 0,007). Ngoài ra, tất cả các nhóm đều có tỷ lệ tương đương về nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hút thuốc khi mang thai. Tỷ lệ phụ nữ từng phá thai trước đây (p <0,001) thấp hơn nhiều ở nhóm phụ nữ chuyển phôi với thời gian trữ đông phôi lâu. Tỷ lệ phụ nữ có thai ở nhóm phôi được trữ đông từ 7-12 tháng và trên 12 tháng cao hơn so với trữ đông phôi ≤3 tháng và 4-6 tháng (p <0,001). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về thời gian mang thai ngoài tử cung trước đó, thời gian vô sinh, vô sinh nguyên phát hoặc vô sinh thứ phát.
Các mối liên quan giữa thời gian trữ đông phôi và biến chứng trong thai kỳ sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu bao gồm tuổi lấy noãn, tuổi chuyển phôi, số lần sinh, số lần phá thai trước, kỹ thuật điều trị, loại chuẩn bị nội mạc tử cung và số lượng thai nhi. So với trữ đông phôi ≤3 tháng, thời gian trữ đông phôi dài hạn không làm tăng nguy cơ mắc bất kỳ biến chứng trong thai kỳ (như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nước ối nhuộm phân su, sinh non và mổ lấy thai). Sau các thời gian trữ lạnh phôi khác nhau có tỷ lệ tương tự về giới tính thai nhi đối với cả con đầu và con thứ. Không tìm thấy xu hướng đáng kể nào giữa cân nặng khi sinh và tăng thời gian trữ đông phôi đối với trẻ sơ sinh (Nhóm I: 3323,76 ± 522,00, Nhóm II: 3334,63 ± 525,53, Nhóm III: 3300,23 ± 512,75 và Nhóm IV: 3292,02 ± 565,46, p = 0,447). Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và con to cũng tương đương giữa các nhóm ở trẻ, và không tìm thấy mối liên hệ nào giữa nguy cơ sinh nhẹ cân (low birth weight - LBW) hoặc con to và thời gian trữ đông phôi. Ngoài ra, không có bằng chứng về mối liên quan giữa trẻ nhẹ cân hơn hay nặng cân hơn so với tuần thai đối với thời gian trữ đông phôi.
Thảo luận
Kể từ khi FET lần đầu tiên được giới thiệu, sự an toàn của kỹ thuật đã được quan tâm. Mặc dù kết quả của FET có tỷ lệ sinh sống cao hơn với chuyển phôi tươi và tỷ lệ dị tật bẩm sinh tương đương nhau, nhưng vẫn còn ảnh hưởng của công nghệ trữ đông phôi. Các nghiên cứu trước đây thấy rằng mất phôi sau khi rã đông phôi có thể dẫn đến giảm tỷ lệ mang thai sau khi chuyển phôi. Ngoài mất phôi, các yếu tố khác cụ thể là quá trình thủy tinh hóa phôi, hệ thống thủy tinh hóa mở và thời gian thủy tinh hóa, đã làm tăng thêm lo ngại về tác động của chúng đối với kết quả mang thai và sự an toàn của trẻ sơ sinh. Mặc dù thời gian bảo quản lạnh dài gây khó khăn cho việc nghiên cứu nhưng kết quả của nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ có thai tương đương đối với FETs sau khi trữ đông phôi ngắn hạn, dài hạn và trọng lượng ở trẻ mới sinh không bị ảnh hưởng bởi thời gian thủy tinh hóa.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây không đánh giá được tác động của thời gian đông lạnh phôi đối với các biến chứng trong thai kỳ. Việc đánh giá sức khỏe bà mẹ trong thai kỳ sau khi chuyển phôi được trữ lạnh lâu là rất quan trọng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chuyển phôi được trữ đông trong vòng 12 tháng hoặc lâu hơn không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp thai kỳ hoặc các biến chứng liên quan đến thai kỳ khác.
Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng trữ đông phôi không làm tăng tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể và tổn thương DNA. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng lại cho thấy rằng trữ đông phôi có thể liên quan đến sai lệch so với các dấu hiệu thượng di truyền, chẳng hạn như methyl hóa DNA, sửa đổi histone, và RNA không mã hóa. Mặc dù do các vấn đề đạo đức, hầu hết các nghiên cứu này là trên động vật. Một nghiên cứu khác cho thấy FET dường như gây ra nhiều xáo trộn hơn đối với thượng di truyền của trẻ sơ sinh hơn so với chuyển phôi tươi và các thay đổi thượng di truyền làm ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ tim mạch và chuyển hóa glycolipid. Những thay đổi thượng di truyền này nhắc nhở chúng ta rằng việc trữ đông phôi có thể có những ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ con của FET. Hiura và cộng sự đã quan sát thấy rằng thế hệ con cái sinh ra nhờ ART đã gia tăng tỷ lệ mắc các chứng rối loạn dấu ấn thường hiếm gặp như hội chứng Beckwith-Wiedemann (BWS), hội chứng Angelman (AS), hội chứng Prader-Willi (PWS) và hội chứng Silver-Russell (SRS). Do thời gian theo dõi kéo dài và khó khăn trong việc lấy mẫu sinh học của con người, ảnh hưởng lâu dài của việc trữ đông phôi đối với con của FET vẫn cần được nghiên cứu thêm để xác nhận.
Kết luận
Trong nghiên cứu trên, không tìm thấy mối liên quan giữa thời gian trữ đông phôi và các biến chứng trong thai kỳ. Ngoài ra, thời gian trữ đông phôi dường như không có ảnh hưởng xấu đến cân nặng khi sinh bất thường, bao gồm con to và trẻ nặng hay nhẹ cân hơn so với tuần thai. Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy việc trữ đông phôi người trong thời gian dài là an toàn và không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ hoặc cân nặng lúc sinh của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời gian trữ đông dài nhất trong nghiên cứu lên đến 6,7 năm và thời gian trữ đông trung bình ở nhóm IV là khoảng 2,7 năm. Do đó, việc chuyển phôi đã được bảo quản lạnh trong khoảng 3 năm là an toàn. Ngoài ra, việc chuyển những phôi thai này có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế và nỗi đau thể xác cho những phụ nữ giúp họ tránh phải trải qua một chu kỳ kích thích buồng trứng mới.
Nguồn: Xu, Jing-Jing, et al. "Effect of embryo cryopreservation duration on pregnancy-related complications and birthweight after frozen-thawed embryo transfer: a retrospective cohort study." Journal of Developmental Origins of Health and Disease (2021): 1-10.
IVFAS – Đơn vị Hỗ trợ Sinh Sản An Sinh, Bệnh viện An Sinh
Chuyển phôi trữ đông (Frozen Embryo Transfer - FET) lần đầu tiên được báo cáo vào năm 1984 và ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản (Assisted Reproductive Technology - ART). Kỹ thuật trữ đông phôi ngày càng được phát triển và cải tiến với sự ra đời của kỹ thuật thủy tinh hóa. Việc sử dụng các chất bảo vệ đông lạnh trong quá trình thủy tinh hóa, tính an toàn và hiệu quả của việc chuyển phôi sau rã đông ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là các biến chứng trong thai kỳ và kết quả chu sinh.
Ảnh hưởng của các chất bảo quản đông lạnh với chất lượng phôi thai người và sức khỏe của thế hệ con cái là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ trẻ FET sinh ra nặng cân hơn so với tuổi thai (large for gestational age - LGA) cao hơn đáng kể so với những trẻ chuyển phôi tươi hoặc thụ thai tự nhiên. Đáng chú ý, không có báo cáo nào trong tài liệu về tác động bất lợi của FET đối với dị tật bẩm sinh.
Theo một số báo cáo rằng thời gian trữ đông phôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của phôi sau khi rã đông và cân nặng của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào tập trung vào ảnh hưởng của thời gian trữ đông phôi đối với sự an toàn của người mẹ về các biến chứng trong thai kỳ. Vì những lý do trên, nghiên cứu được thiết kế để tìm hiểu xem thời gian trữ đông phôi có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh sau FET, đồng thời cung cấp thêm dữ liệu về tính an toàn của kỹ thuật thủy tinh hóa.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu thuần tập hồi cứu bao gồm tất cả những phụ nữ vô sinh đang trải qua điều trị IVF tại Bệnh viện Sức khỏe Phụ sản và Trẻ em Hòa bình Quốc tế (IPMCH) từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 9 năm 2017. Những phụ nữ sử dụng noãn hoặc tinh trùng hiến tặng, hoặc những phụ nữ sử dụng phôi được xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Pre-implantation genetic testing - PGT) được loại khỏi nghiên cứu. Việc chuyển hai phôi được lấy từ các chu kỳ lấy noãn khác nhau cũng bị loại trừ vì trữ đông vào các thời điểm khác nhau. Các chu kỳ FET đủ điều kiện được tuyển chọn trong phân tích và phân loại thành bốn nhóm theo thời gian trữ đông phôi (Nhóm I: ≤3 tháng; Nhóm II: 4–6 tháng; Nhóm III: 7–12 tháng; và Nhóm IV: >12 tháng).
Kết quả
Có tổng cộng 3987 phụ nữ tham gia nghiên cứu từ 12.158 chu kỳ FET được đưa vào phân tích. Trong đó, 123 phụ nữ không thể cung cấp hồ sơ bệnh án sinh đẻ do trẻ mất trong thời gian theo dõi. Sự phân bố các đặc điểm xã hội học của mẹ và dữ liệu lịch sử sinh sản giữa các nhóm như tuổi mẹ khi chuyển phôi là tương đương giữa các nhóm (p = 0,318), những phụ nữ trải qua quá trình chuyển phôi với thời gian trữ đông lâu (p = 0,007). Ngoài ra, tất cả các nhóm đều có tỷ lệ tương đương về nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng hút thuốc khi mang thai. Tỷ lệ phụ nữ từng phá thai trước đây (p <0,001) thấp hơn nhiều ở nhóm phụ nữ chuyển phôi với thời gian trữ đông phôi lâu. Tỷ lệ phụ nữ có thai ở nhóm phôi được trữ đông từ 7-12 tháng và trên 12 tháng cao hơn so với trữ đông phôi ≤3 tháng và 4-6 tháng (p <0,001). Không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm về thời gian mang thai ngoài tử cung trước đó, thời gian vô sinh, vô sinh nguyên phát hoặc vô sinh thứ phát.
Các mối liên quan giữa thời gian trữ đông phôi và biến chứng trong thai kỳ sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu bao gồm tuổi lấy noãn, tuổi chuyển phôi, số lần sinh, số lần phá thai trước, kỹ thuật điều trị, loại chuẩn bị nội mạc tử cung và số lượng thai nhi. So với trữ đông phôi ≤3 tháng, thời gian trữ đông phôi dài hạn không làm tăng nguy cơ mắc bất kỳ biến chứng trong thai kỳ (như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, nước ối nhuộm phân su, sinh non và mổ lấy thai). Sau các thời gian trữ lạnh phôi khác nhau có tỷ lệ tương tự về giới tính thai nhi đối với cả con đầu và con thứ. Không tìm thấy xu hướng đáng kể nào giữa cân nặng khi sinh và tăng thời gian trữ đông phôi đối với trẻ sơ sinh (Nhóm I: 3323,76 ± 522,00, Nhóm II: 3334,63 ± 525,53, Nhóm III: 3300,23 ± 512,75 và Nhóm IV: 3292,02 ± 565,46, p = 0,447). Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và con to cũng tương đương giữa các nhóm ở trẻ, và không tìm thấy mối liên hệ nào giữa nguy cơ sinh nhẹ cân (low birth weight - LBW) hoặc con to và thời gian trữ đông phôi. Ngoài ra, không có bằng chứng về mối liên quan giữa trẻ nhẹ cân hơn hay nặng cân hơn so với tuần thai đối với thời gian trữ đông phôi.
Thảo luận
Kể từ khi FET lần đầu tiên được giới thiệu, sự an toàn của kỹ thuật đã được quan tâm. Mặc dù kết quả của FET có tỷ lệ sinh sống cao hơn với chuyển phôi tươi và tỷ lệ dị tật bẩm sinh tương đương nhau, nhưng vẫn còn ảnh hưởng của công nghệ trữ đông phôi. Các nghiên cứu trước đây thấy rằng mất phôi sau khi rã đông phôi có thể dẫn đến giảm tỷ lệ mang thai sau khi chuyển phôi. Ngoài mất phôi, các yếu tố khác cụ thể là quá trình thủy tinh hóa phôi, hệ thống thủy tinh hóa mở và thời gian thủy tinh hóa, đã làm tăng thêm lo ngại về tác động của chúng đối với kết quả mang thai và sự an toàn của trẻ sơ sinh. Mặc dù thời gian bảo quản lạnh dài gây khó khăn cho việc nghiên cứu nhưng kết quả của nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ có thai tương đương đối với FETs sau khi trữ đông phôi ngắn hạn, dài hạn và trọng lượng ở trẻ mới sinh không bị ảnh hưởng bởi thời gian thủy tinh hóa.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây không đánh giá được tác động của thời gian đông lạnh phôi đối với các biến chứng trong thai kỳ. Việc đánh giá sức khỏe bà mẹ trong thai kỳ sau khi chuyển phôi được trữ lạnh lâu là rất quan trọng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chuyển phôi được trữ đông trong vòng 12 tháng hoặc lâu hơn không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp thai kỳ hoặc các biến chứng liên quan đến thai kỳ khác.
Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng trữ đông phôi không làm tăng tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể và tổn thương DNA. Nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng lại cho thấy rằng trữ đông phôi có thể liên quan đến sai lệch so với các dấu hiệu thượng di truyền, chẳng hạn như methyl hóa DNA, sửa đổi histone, và RNA không mã hóa. Mặc dù do các vấn đề đạo đức, hầu hết các nghiên cứu này là trên động vật. Một nghiên cứu khác cho thấy FET dường như gây ra nhiều xáo trộn hơn đối với thượng di truyền của trẻ sơ sinh hơn so với chuyển phôi tươi và các thay đổi thượng di truyền làm ảnh hưởng lên hệ thần kinh, hệ tim mạch và chuyển hóa glycolipid. Những thay đổi thượng di truyền này nhắc nhở chúng ta rằng việc trữ đông phôi có thể có những ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ con của FET. Hiura và cộng sự đã quan sát thấy rằng thế hệ con cái sinh ra nhờ ART đã gia tăng tỷ lệ mắc các chứng rối loạn dấu ấn thường hiếm gặp như hội chứng Beckwith-Wiedemann (BWS), hội chứng Angelman (AS), hội chứng Prader-Willi (PWS) và hội chứng Silver-Russell (SRS). Do thời gian theo dõi kéo dài và khó khăn trong việc lấy mẫu sinh học của con người, ảnh hưởng lâu dài của việc trữ đông phôi đối với con của FET vẫn cần được nghiên cứu thêm để xác nhận.
Kết luận
Trong nghiên cứu trên, không tìm thấy mối liên quan giữa thời gian trữ đông phôi và các biến chứng trong thai kỳ. Ngoài ra, thời gian trữ đông phôi dường như không có ảnh hưởng xấu đến cân nặng khi sinh bất thường, bao gồm con to và trẻ nặng hay nhẹ cân hơn so với tuần thai. Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy việc trữ đông phôi người trong thời gian dài là an toàn và không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ hoặc cân nặng lúc sinh của trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời gian trữ đông dài nhất trong nghiên cứu lên đến 6,7 năm và thời gian trữ đông trung bình ở nhóm IV là khoảng 2,7 năm. Do đó, việc chuyển phôi đã được bảo quản lạnh trong khoảng 3 năm là an toàn. Ngoài ra, việc chuyển những phôi thai này có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế và nỗi đau thể xác cho những phụ nữ giúp họ tránh phải trải qua một chu kỳ kích thích buồng trứng mới.
Nguồn: Xu, Jing-Jing, et al. "Effect of embryo cryopreservation duration on pregnancy-related complications and birthweight after frozen-thawed embryo transfer: a retrospective cohort study." Journal of Developmental Origins of Health and Disease (2021): 1-10.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phương pháp mới trong hỗ trợ hoạt hóa noãn giúp cải thiện tỉ lệ thụ tinh ở bệnh nhân bị thất bại thụ tinh nhiều lần - Ngày đăng: 21-09-2021
Tác động của việc bổ sung vitamin E trong thời gian ngắn lên stress oxi hóa ở phụ nữ vô sinh bị hội chứng buồng trứng đa nang: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 21-09-2021
Mối tương quan giữa chất lượng phôi, số lượng phôi chuyển và tỷ lệ trẻ sinh sống sau chu kỳ chuyển phôi trữ giai đoạn phôi phân chia và phôi nang - Ngày đăng: 21-09-2021
Vai trò của tầm soát lệch bội trong xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ bệnh di truyền đơn gen ở nhóm phụ nữ trẻ tuổi mang - Ngày đăng: 21-09-2021
COVID-19 có gây ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản nam giới? - Ngày đăng: 21-09-2021
Phụ nữ thừa cân béo phì có tăng nguy cơ sẩy thai sau khi chuyển phôi nguyên bội không? - Ngày đăng: 21-09-2021
Ảnh hưởng của hình dạng tinh trùng lên kết cục mang thai và trẻ sinh ra từ IVF và ICSI: một nghiên cứu bệnh – chứng ghép cặp - Ngày đăng: 20-09-2021
Kết quả ICSI của tinh trùng tươi hoặc trữ lạnh từ micro-TESE ở bệnh nhân vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 20-09-2021
Sử dụng machine learning để tối ứu hoá việc chọn ngày trigger nhằm cải thiện kết cục điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-09-2021
Rào cản và các yếu tố hỗ trợ trong việc quản lý cân nặng ở phụ nữ thừa cân – béo phì có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 16-09-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK