Tin tức
on Monday 20-09-2021 2:46pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Thị Kim Ngân - IVFMD Tân Bình
Tình trạng nghiêm trọng nhất của vô sinh nam là vô tinh không do tắc (non‐obstructive azoospermia - NOA), trong đó quá trình sinh tinh bị suy giảm nghiêm trọng hoặc không thể diễn ra (Westlander G và cs, 2019). NOA chiếm khoảng 60% trong nhóm vô tinh, nguyên nhân có thể do bẩm sinh người nam có bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Klinefelter) hoặc do gene (đột biến mất đoạn nhỏ gene trên nhiễm sắc thể Y); hoặc có thể mắc phải trong quá trình sống như trải qua điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị, …; hoặc không rõ nguyên nhân (Willott GM., 1982). Ở một số bệnh nhân NOA, quá trình sản xuất tinh trùng chưa mất hẳn mà đang ở giai đoạn giảm sinh tinh nặng, một số vùng trong tinh hoàn vẫn còn khả năng có tinh trùng. Trong những trường hợp này, phương pháp vi phẫu (micro-TESE) có thể được áp dụng để thu nhận các vùng tiềm năng với các ống sinh tinh có nhiều khả năng chứa tinh trùng (Devroey P và cs, 1995; Schlegel PN và cs, 1999). Micro-TESE kết hợp với ICSI có thể mang đến cơ hội cho những bệnh nhân NOA có thể có được con của chính mình. Trong một số nghiên cứu trước đây, việc kết hợp kĩ thuật micro-TESE và ICSI đã cho thấy tỷ lệ thụ tinh và mang thai cao đối với sử dụng tinh trùng tươi ở bệnh nhân NOA (Silber SJ và cs, 1995; Corona G và cs, 2019). Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng tinh trùng tươi, các phương pháp bảo quản lạnh số lượng tinh trùng ít vẫn đang được nghiên cứu và phát triển nhằm hạn chế việc phẫu thuật nhiều lần gây ra những tác động bất lợi cho bệnh nhân (Alrabeeah K và cs, 2015; Liu F và cs, 2017). Tác giả Zhang và cộng sự (2020) đã tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sau điều trị micro-TESE kết hợp ICSI ở bệnh nhân NOA từ tinh trùng tươi và tinh trùng được bảo quản lạnh.
Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu kết quả từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 2 năm 2020. Nghiên cứu với sự tham gia của 2 nhóm bệnh nhân: nhóm A (40 bệnh nhân trải qua 40 chu kỳ ICSI với tinh trùng tươi từ micro-TESE) và nhóm B (30 bệnh nhân trải qua 30 chu kỳ ICSI với tinh trùng được bảo quản lạnh từ micro-TESE). Trong số 40 bệnh nhân thuộc nhóm A, 5 bệnh nhân đã trải qua cả hai chu kỳ ICSI tinh trùng tươi và bảo quản lạnh. Các đặc điểm của bệnh nhân, sự phát triển phôi thai và kết quả ICSI được ghi nhận và so sánh giữa 2 nhóm.
Kết quả thu được như sau:
- Tỷ lệ thu hồi tinh trùng (sperm retrieval rate - SRR) sau micro-TESE ở bệnh nhân NOA là 35,25%.
- Không quan sát thấy sự khác biệt thống kê về đặc điểm bệnh nhân và tỷ lệ thụ tinh hoặc chất lượng phôi giữa nhóm A và nhóm B.
- Tỷ lệ sẩy thai cao hơn và tỷ lệ sinh sống thấp hơn ở nhóm B so với nhóm A (P <0,05).
Qua nghiên cứu cho thấy, sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn tươi dường như tạo ra kết quả ICSI tốt hơn so với tinh trùng từ tinh hoàn được bảo quản lạnh từ những bệnh nhân NOA trong chu kỳ micro-TESE kết hợp ICSI.
Nguồn: Zhang, Zhihong PhD; Jing, Jili MD; Luo, Lili MD; Li, Leilei MD; Zhang, Hongyang MD; Xi, Qi MD; Liu, Ruizhi PhD. ICSI outcomes of fresh or cryopreserved spermatozoa from micro-TESE in patients with nonobstructive azoospermia. Medicine 2021; 100. (12): e25021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng machine learning để tối ứu hoá việc chọn ngày trigger nhằm cải thiện kết cục điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-09-2021
Rào cản và các yếu tố hỗ trợ trong việc quản lý cân nặng ở phụ nữ thừa cân – béo phì có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 16-09-2021
Kết quả thai trên những bệnh nhân là người lành mang chuyển đoạn thuận nghịch trước và sau khi thực hiện tầm soát di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 16-09-2021
Chuyển phôi trữ ngay lập tức hay trì hoãn chuyển phôi trữ ở bệnh nhân thất bại trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2021
Định lượng DNA ti thể không xâm lấn ở phôi ngày 3 tiên lượng khả năng phát triển phôi nang: một nghiên cứu tiến cứu mù đôi đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2021
Các thông số động học hình thái làm tiêu chí bổ trợ để lựa chọn phôi nang trong hệ thống nuôi cấy time – lapse - Ngày đăng: 16-09-2021
DNA ti thể trong môi trường nuôi cấy của phôi tươi so với phôi trữ ở bệnh nhân PCOS điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: Một dấu ấn tiên lượng thai lâm sàng - Ngày đăng: 16-09-2021
Melatonin làm giảm stress oxi hóa và quá trình apoptosis do sốc nhiệt ở tinh trùng người - Ngày đăng: 16-09-2021
Són tiểu sau khi sinh ngả âm đạo hoặc mổ lấy thai - Ngày đăng: 16-09-2021
Tác động của lạc nội mạc tử cung đến chất lượng cuộc sống và tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm - Ngày đăng: 16-09-2021
Liệu sự sinh sản có giống nhau sau COVID-19 hay không? - Ngày đăng: 16-09-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK