Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 16-09-2021 9:01pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Trần Kim Thương- IVFAS

Són tiểu (còn gọi là tiểu không tự chủ) là tình trạng phổ biến và thường khiến cho người mắc cảm thấy xấu hổ, bối rối. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể từ thỉnh thoảng cho đến thường xuyên, thậm chí ho hoặc hắt hơi khiến người bệnh đi tiểu đột ngột không kiểm soát.
 
Sinh ngả âm đạo được coi là một yếu tố nguy cơ gây ra các chấn thương cho sàn chậu, bao gồm rách cơ vòng hậu môn và suy giảm chức năng dây thần kinh thắt lưng. Tổn thương này có thể gây ra hậu quả ngắn hạn và dài hạn, chẳng hạn như són tiểu, rò âm đạo hoặc hậu môn trực tràng. Mổ lấy thai chọn lọc có thể ngăn ngừa tác động tiềm tàng của việc sinh nở đối với sức khỏe tương lai của phụ nữ hay không vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, niềm tin rằng mổ lấy thai có thể ngăn chặn sự xuất hiện của tiểu không kiểm soát đã trở thành một trong những lý do khiến các yêu cầu mổ lấy thai ngày càng gia tăng.
 
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu xem những phụ nữ chỉ sinh con qua ngả âm đạo có nguy cơ bị tiểu không kiểm soát cao hơn những phụ nữ chỉ mổ lấy thai hay những phụ nữ chưa từng sinh con hay không.
 
Đây là một nghiên cứu khảo sát sức khỏe dựa trên dân số được thực hiện ở Na Uy giai đoạn từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 06 năm 2008, dữ liệu về tình trạng tiểu không kiểm soát được thu thập từ các cơ sở y tế ở Na Uy. Trong nghiên cứu, các câu hỏi về tiểu không kiểm soát được đặt ra cùng với một loạt các chủ đề liên quan đến sức khỏe cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Những phụ nữ được yêu cầu cho biết liệu họ có bị tiểu không kiểm soát không (hiếm khi, hàng tuần hoặc hàng ngày) trong tháng trước khi tham gia nghiên cứu hay không. Thông tin về tất cả các ca sinh ở Na Uy đã được đăng ký trong cơ sở dữ liệu chung, Cơ quan đăng ký sinh y tế Na Uy, kể từ năm 1967. Những đối tượng sau bị loại khỏi nghiên cứu: sinh trước năm 1967, sinh ngả âm đạo lẫn mổ lấy thai, nhiều lần mang thai và nhiều hơn bốn lần sinh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã loại trừ những phụ nữ thiếu thông tin về tiểu không kiểm soát, những người đang mang thai tại thời điểm tham gia và những phụ nữ từ 80 tuổi trở lên.
 
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi trung bình của 12.567 phụ nữ là 49,9 tuổi. Tuổi và trình độ học vấn của những phụ nữ chỉ mổ lấy thai cũng tương tự như những phụ nữ sinh ngả âm đạo và chấn thương cơ vòng hậu môn. Phụ nữ sinh non và những người sinh ngả âm đạo và không có chấn thương cơ vòng hậu môn lớn tuổi hơn và có thành tích học tập cao hơn so với những phụ nữ sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai hoàn toàn và những phụ nữ có chấn thương cơ vòng hậu môn. Tỉ lệ bị chấn thương cơ vòng hậu môn bị són tiểu là 1/4 phụ nữ so với nhóm không bị chấn thương là 1/6 phụ nữ. Tuổi tác, trình độ học vấn, tiêu chảy, táo bón, nhẹ cân và chấn thương cơ vòng hậu môn làm tăng nguy cơ són tiểu ở tất cả phụ nữ. Tình trạng sinh nở chỉ liên quan đến chứng són tiểu ở phụ nữ đã mãn kinh.
 
Nghiên cứu dựa trên dân số lớn này đã chỉ ra rằng mổ lấy thai dường như không phòng ngừa được sự xuất hiện của tiểu không kiểm soát trong ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên, khi sinh con qua ngả âm đạo có chấn thương cơ vòng hậu môn phức tạp, các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ tiểu không kiểm soát tăng lên đáng kể.
 
Schei, Berit, et al. "Anal incontinence after vaginal delivery or cesarean section." Acta obstetricia et gynecologica Scandinavica 98.1 (2018): 51-60.

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK