Tin tức
on Sunday 12-09-2021 8:50am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Thị Kim Ngân - IVFMD Tân Bình
Ngay sau khi xuất tinh, tinh trùng vẫn chưa có khả năng thụ tinh. Để đạt được khả năng thụ tinh, tinh trùng phải trải qua một số thay đổi về cấu trúc và trao đổi chất, được gọi chung là quá trình khả năng hóa (capacitation) (Whitaker M và cs, 1990). Quá trình khả năng hóa diễn ra dẫn đến sự thay đổi các đặc điểm của màng, hoạt động của enzym và đặc tính vận động của tinh trùng, làm cho các tế bào này đáp ứng với các kích thích tạo ra phản ứng acrosome trước khi thụ tinh (Guraya S. Cellular và cs, 2000).
Quá trình khả năng hóa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong quá trình thụ tinh. Ở nhiệt độ phòng, các tế bào tinh trùng ở trạng thái 'tĩnh' (quá trình khả năng hóa không diễn ra, với tỷ lệ cảm ứng phản ứng acrosome thấp); khi tiếp xúc với nhiệt độ 37°C, quá trình khả năng hóa được kích hoạt (Marin-Briggiler C và cs, 2002).
Chất lượng tinh trùng là một yếu tố quan trọng dự báo khả năng sinh sản và kết quả IVF thành công. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá mối quan hệ giữa các thông số của tinh trùng và thời gian ủ tinh trùng ở 37°C. Một số nghiên cứu của (Jeulin C và cs, 1982) (Lachaud C và cs, 2004) (Scott L và cs, 1997) đã chỉ ra rằng khả năng di chuyển của tinh trùng sẽ bị giảm đáng kể khi tinh trùng đã qua xử lý được ủ hơn bốn giờ trước khi sử dụng trong IVF. Trong các nghiên cứu khác, thời gian ủ trước khi sử dụng hơn 6 giờ có thể có những ảnh hưởng có hại đến chức năng của tinh trùng, theo đó stress oxy hóa và sản xuất ROS tăng lên trong khoảng thời gian 24 giờ, thúc đẩy sự phân mảnh DNA (Calamera JC, 2001). Sự phân mảnh DNA tinh trùng tăng lên và khả năng cảm ứng phản ứng acrosome giảm đi đáng kể theo thời gian sau quá trình ủ kéo dài (Nabi A, 2014; Zhang XD, 2011; Mallett PJ, 1985).
Trong IVF thông thường, tinh trùng đã qua xử lý được ủ ở tủ ấm 37°C nhằm thúc đẩy quá trình khả năng hóa. Hiện tại, các phòng thí nghiệm khác nhau lựa chọn khoảng thời gian ủ từ ngắn nhất là dưới một giờ đến lâu nhất là năm giờ. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu hệ thống nào về mối tương quan giữa thời gian tối ưu để ủ tinh trùng và kết quả thụ tinh ống nghiệm. Để giải quyết vấn đề này, tác giả Sai Liu và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thời gian ủ tinh trùng ở 37°C với quá trình thụ tinh, phát triển phôi và kết quả lâm sàng tích lũy trong một nhóm lớn bệnh nhân.
Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu kết quả từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2019 với sự tham gia của 1453 cặp vợ chồng hiếm muộn trải qua IVF. Tinh trùng được cấy trước ở 37°C 6% CO2 trong các thời điểm khác nhau trước khi cấy thụ tinh. Thời gian ủ liên quan đến tỷ lệ thụ tinh (FR), tỷ lệ 2PN, tỷ lệ phôi chất lượng tốt D3, tỷ lệ làm tổ phôi tươi (IR), tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ mang thai tích lũy (CPR), tỷ lệ thai diễn tiến tích lũy (COPR), tỷ lệ sinh sống tích lũy (CLBR), sức khỏe trẻ sơ sinh và tỷ lệ giới tính đã được phân tích bằng phân tích chi bình phương.
Kết quả thu được như sau:
- Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm có thời gian ủ ≤ 1 giờ và > 4 giờ thấp hơn đáng kể so với các nhóm khác (p <0,05).
- Phôi từ nhóm có thời gian ủ ≤ 1h có tỷ lệ làm tổ thấp nhất từ các chu kỳ chuyển phôi tươi (19,6%) và thấp hơn đáng kể so với nhóm 1–2 giờ (19,6% so với 38,0%, p <0,05).
- Tỷ lệ làm tổ và 2PN của nhóm có thời gian ủ > 4 giờ giảm đáng kể so với các nhóm khác (p <0,01).
- Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phôi chất lượng tốt D3 giữa năm nhóm có thời gian ủ khác nhau (≤ 1 giờ, 1 - 2 giờ, 2 - 3 giờ, 3 - 4 giờ, > 4 giờ).
- Tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm có thời gian ủ > 4 giờ thấp hơn đáng kể so với nhóm 2–3 giờ (45,5% so với 56,1%, p <0,05); và nhóm có thời gian ủ 1–2 giờ cũng có sự khác biệt đáng kể với nhóm 2–3 giờ và 3–4 giờ (48,9% so với 56,1% và 54,6%, p <0,05).
- Nhóm có thời gian ủ ≤ 1h có tỷ lệ sinh sống tích lũy thấp nhất (44,0%) so với nhóm 1–2 giờ và nhóm 3–4 giờ (45,6% so với 63,2%, p <0,01; 45,6% so với 61,2%, p <0,05).
- Tỷ lệ mang thai tích lũy đối với phôi tươi thấp nhất ở nhóm có thời gian ủ ≤1 giờ và thấp hơn đáng kể so với nhóm 1–2 giờ (62,7% so với 73,7%, p <0,05).
- Nhóm có thời gian ủ ≤ 1 giờ có tỷ lệ sinh sống tích lũy thấp nhất so với nhóm 1–2 giờ và nhóm 3–4 giờ (45,6% so với 63,2%, p <0,01; 45,6% so với 61,2%, p < 0,05).
- Không có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe trẻ sơ sinh và tỷ lệ giới tính giữa 5 nhóm thời gian ủ.
Thời gian nuôi cấy tinh trùng ở 37°C 6% CO2 trước khi thụ tinh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng, sự hình thành phôi nang, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ IVF. Thời gian tốt nhất để chuẩn bị sẵn tinh trùng ở 37°C là một đến bốn giờ trước khi cấy thụ tinh trong IVF.
Nguồn: Liu S, Wu G, Wang L, Zhao Y, Lv Y, Dang N, Yao Y, The influence of preincubation time of prepared sperm before IVF on fertilization, embryo developmental competence and the reproductive outcomes. Ginekologia Polska 2021.
Ngay sau khi xuất tinh, tinh trùng vẫn chưa có khả năng thụ tinh. Để đạt được khả năng thụ tinh, tinh trùng phải trải qua một số thay đổi về cấu trúc và trao đổi chất, được gọi chung là quá trình khả năng hóa (capacitation) (Whitaker M và cs, 1990). Quá trình khả năng hóa diễn ra dẫn đến sự thay đổi các đặc điểm của màng, hoạt động của enzym và đặc tính vận động của tinh trùng, làm cho các tế bào này đáp ứng với các kích thích tạo ra phản ứng acrosome trước khi thụ tinh (Guraya S. Cellular và cs, 2000).
Quá trình khả năng hóa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ thay đổi sẽ gây ra những thay đổi quan trọng trong quá trình thụ tinh. Ở nhiệt độ phòng, các tế bào tinh trùng ở trạng thái 'tĩnh' (quá trình khả năng hóa không diễn ra, với tỷ lệ cảm ứng phản ứng acrosome thấp); khi tiếp xúc với nhiệt độ 37°C, quá trình khả năng hóa được kích hoạt (Marin-Briggiler C và cs, 2002).
Chất lượng tinh trùng là một yếu tố quan trọng dự báo khả năng sinh sản và kết quả IVF thành công. Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá mối quan hệ giữa các thông số của tinh trùng và thời gian ủ tinh trùng ở 37°C. Một số nghiên cứu của (Jeulin C và cs, 1982) (Lachaud C và cs, 2004) (Scott L và cs, 1997) đã chỉ ra rằng khả năng di chuyển của tinh trùng sẽ bị giảm đáng kể khi tinh trùng đã qua xử lý được ủ hơn bốn giờ trước khi sử dụng trong IVF. Trong các nghiên cứu khác, thời gian ủ trước khi sử dụng hơn 6 giờ có thể có những ảnh hưởng có hại đến chức năng của tinh trùng, theo đó stress oxy hóa và sản xuất ROS tăng lên trong khoảng thời gian 24 giờ, thúc đẩy sự phân mảnh DNA (Calamera JC, 2001). Sự phân mảnh DNA tinh trùng tăng lên và khả năng cảm ứng phản ứng acrosome giảm đi đáng kể theo thời gian sau quá trình ủ kéo dài (Nabi A, 2014; Zhang XD, 2011; Mallett PJ, 1985).
Trong IVF thông thường, tinh trùng đã qua xử lý được ủ ở tủ ấm 37°C nhằm thúc đẩy quá trình khả năng hóa. Hiện tại, các phòng thí nghiệm khác nhau lựa chọn khoảng thời gian ủ từ ngắn nhất là dưới một giờ đến lâu nhất là năm giờ. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu hệ thống nào về mối tương quan giữa thời gian tối ưu để ủ tinh trùng và kết quả thụ tinh ống nghiệm. Để giải quyết vấn đề này, tác giả Sai Liu và cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thời gian ủ tinh trùng ở 37°C với quá trình thụ tinh, phát triển phôi và kết quả lâm sàng tích lũy trong một nhóm lớn bệnh nhân.
Nghiên cứu được tiến hành hồi cứu kết quả từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2019 với sự tham gia của 1453 cặp vợ chồng hiếm muộn trải qua IVF. Tinh trùng được cấy trước ở 37°C 6% CO2 trong các thời điểm khác nhau trước khi cấy thụ tinh. Thời gian ủ liên quan đến tỷ lệ thụ tinh (FR), tỷ lệ 2PN, tỷ lệ phôi chất lượng tốt D3, tỷ lệ làm tổ phôi tươi (IR), tỷ lệ hình thành phôi nang, tỷ lệ mang thai tích lũy (CPR), tỷ lệ thai diễn tiến tích lũy (COPR), tỷ lệ sinh sống tích lũy (CLBR), sức khỏe trẻ sơ sinh và tỷ lệ giới tính đã được phân tích bằng phân tích chi bình phương.
Kết quả thu được như sau:
- Tỷ lệ thụ tinh ở nhóm có thời gian ủ ≤ 1 giờ và > 4 giờ thấp hơn đáng kể so với các nhóm khác (p <0,05).
- Phôi từ nhóm có thời gian ủ ≤ 1h có tỷ lệ làm tổ thấp nhất từ các chu kỳ chuyển phôi tươi (19,6%) và thấp hơn đáng kể so với nhóm 1–2 giờ (19,6% so với 38,0%, p <0,05).
- Tỷ lệ làm tổ và 2PN của nhóm có thời gian ủ > 4 giờ giảm đáng kể so với các nhóm khác (p <0,01).
- Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ phôi chất lượng tốt D3 giữa năm nhóm có thời gian ủ khác nhau (≤ 1 giờ, 1 - 2 giờ, 2 - 3 giờ, 3 - 4 giờ, > 4 giờ).
- Tỷ lệ hình thành phôi nang ở nhóm có thời gian ủ > 4 giờ thấp hơn đáng kể so với nhóm 2–3 giờ (45,5% so với 56,1%, p <0,05); và nhóm có thời gian ủ 1–2 giờ cũng có sự khác biệt đáng kể với nhóm 2–3 giờ và 3–4 giờ (48,9% so với 56,1% và 54,6%, p <0,05).
- Nhóm có thời gian ủ ≤ 1h có tỷ lệ sinh sống tích lũy thấp nhất (44,0%) so với nhóm 1–2 giờ và nhóm 3–4 giờ (45,6% so với 63,2%, p <0,01; 45,6% so với 61,2%, p <0,05).
- Tỷ lệ mang thai tích lũy đối với phôi tươi thấp nhất ở nhóm có thời gian ủ ≤1 giờ và thấp hơn đáng kể so với nhóm 1–2 giờ (62,7% so với 73,7%, p <0,05).
- Nhóm có thời gian ủ ≤ 1 giờ có tỷ lệ sinh sống tích lũy thấp nhất so với nhóm 1–2 giờ và nhóm 3–4 giờ (45,6% so với 63,2%, p <0,01; 45,6% so với 61,2%, p < 0,05).
- Không có sự khác biệt đáng kể về sức khỏe trẻ sơ sinh và tỷ lệ giới tính giữa 5 nhóm thời gian ủ.
Thời gian nuôi cấy tinh trùng ở 37°C 6% CO2 trước khi thụ tinh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng, sự hình thành phôi nang, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ IVF. Thời gian tốt nhất để chuẩn bị sẵn tinh trùng ở 37°C là một đến bốn giờ trước khi cấy thụ tinh trong IVF.
Nguồn: Liu S, Wu G, Wang L, Zhao Y, Lv Y, Dang N, Yao Y, The influence of preincubation time of prepared sperm before IVF on fertilization, embryo developmental competence and the reproductive outcomes. Ginekologia Polska 2021.
Các tin khác cùng chuyên mục:
PCR kỹ thuật số giúp phát hiện tỷ lệ mtDNA/gDNA trong môi trường nuôi cấy để dự đoán tiềm năng phát triển phôi - Ngày đăng: 12-09-2021
Sự hiện diện của các sợi bào tương trong phôi nang giúp tiên lượng khả năng có thai - Ngày đăng: 13-09-2021
Sự thay đổi về tỉ lệ thai chết lưu và sinh non trong thời kỳ đại dịch COVID-19 - Ngày đăng: 09-09-2021
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ có làm thay đổi tỷ lệ giới tính hay không? - Ngày đăng: 09-09-2021
Mối quan hệ giữa lỗi phân ly nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia sớm ở phôi chuột và sự phát triển sau giai đoạn phôi nang - Ngày đăng: 09-09-2021
Chất gây ô nhiễm môi trường bisphenol a có thể làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa trong hội chứng buồng trứng đa nang hay không? - Ngày đăng: 09-09-2021
Kết quả chu sinh của các sản phụ thực hiện IVF khi nhiễm SARS-CoV-2: Một nghiên cứu quan sát tiến cứu - Ngày đăng: 09-09-2021
Béo phì ở phụ nữ làm tăng nguy cơ sảy thai khi chuyển phôi nguyên bội - Ngày đăng: 09-09-2021
Béo phì ở phụ nữ làm tăng nguy cơ sảy thai khi chuyển phôi nguyên bội - Ngày đăng: 09-09-2021
Sử dụng thuốc lá có liên quan đến phôi nang phát triển chậm ngày 6 - Ngày đăng: 06-09-2021
Ảnh hưởng của việc lặp lại quá trình trữ rã sử dụng cryotip lên kết quả lâm sàng của phôi. - Ngày đăng: 06-09-2021
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK