Tin tức
on Monday 30-11-2020 1:10pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Phạm Ngọc Đan Thanh – IVFAS
Ty thể là bào quan có màng kép với chức năng chính như một nhà máy sản xuất năng lượng cho noãn và phôi. Ty thể tham gia vào các quá trình quan trọng như con đường sinh tổng hợp, truyền tín hiệu Canxi, tăng trưởng, biệt hoá tế bào và quá trình apoptosis. Ty thể rất cần thiết cho sự phát triển noãn bào và phôi giai đoạn sớm. Nhiều nghiên cứu cho thấy stress ty thể có liên quan đến số lượng bản sao mtDNA bị thay đổi, và sự sao chép mtDNA thất bại dẫn đến lão hoá nhanh và vô sinh.
Ở người, hàm lượng mtDNA trong phôi nang được đề xuất như một chỉ số về khả năng sống của phôi. Có nhiều câu hỏi về việc điều kiện nuôi cấy trong TTTON có thể ảnh hưởng đến hàm lượng mtDNA hay không. Một số nghiên cứu kết luận noãn bào là nguồn chính cho toàn bộ sự phát triển của phôi đến giai đoạn tiền làm tổ và quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đo lường số lượng DNA ty thể và sự biến đổi trong noãn bào ở người khi so sánh với những noãn không thụ tinh. Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu với 154 noãn được hiến tặng từ 50 bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm tại Tây Ban Nha từ năm 2017 đến năm 2018. Tất cả các mẫu được xử lý và thu thập một cách biệt lập. Việc định lượng chuỗi polymerase được thực hiện từ hệ thống khuếch đại DNA Sure-Plex DNA (IIIumina).
Số lượng bản sao mtDNA ở noãn bào (MII) nhiều hơn đáng kể so với mtDNA ở phôi ngày 3. Và phôi ngày 3 có tổng số lượng bản sao mtDNA nhiều hơn phôi nang lệch bội.
Khi so sánh số lượng mtDNA, nhóm thất bại thụ tinh có sự suy giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê so với nhóm MII không ICSI.
Trong quá trình tiền làm tổ, trước khi làm tổ thì phôi người có sự suy giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê tổng số DNA ty thể và không có sự tăng lượng DNA ty thể tại giai đoạn phôi nang. Noãn cần mang lượng ty thể chính xác để có thể thụ tinh thành công.
Những phát hiện này có thể được sử dụng để nâng cao kiến thức về các điều kiện nuôi cấy phôi và sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo đề cập lại việc sử dụng mtDNA như một
dấu hiệu cho khả năng phát triển của phôi.
Nguồn: PÉREZ-SÁNCHEZ, Marta, et al. “Mitochondrial DNA content decreases during in vitro human embryo development, insights of mtDNA variation in preimplantation embryos donated for research”. F&S Science, 2020
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lạc nội mạc tử cung có gia tăng nguy cơ lệch bội không? - Ngày đăng: 30-11-2020
So sánh kết quả lâm sàng giữa hai nhóm chuyển đơn phôi và hai phôi ở nhóm bệnh nhân lạc nội mạc trong cơ tử cung - Ngày đăng: 30-11-2020
Mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh và chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng - Ngày đăng: 30-11-2020
Mối tương quan giữa các dấu hiệu stress oxy hoá và chất lượng phôi ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 30-11-2020
Liệu phôi dâu phát triển chậm sau rã đông có tiềm năng phát triển tốt hay không? - Ngày đăng: 30-11-2020
Phôi phân chia chất lượng kém có tiềm năng phát triển thành phôi nang nguyên bội hay không? - Ngày đăng: 30-11-2020
Mối tương quan giữa thời gian nở rộng khoang phôi và đặc điểm di truyền của phôi nang - Ngày đăng: 30-11-2020
Hàm lượng mtDNA phôi không phải là dấu ấn sinh học tiềm năng cho sự làm tổ - Ngày đăng: 30-11-2020
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp về corticosteroids trước sinh đối với thai non tháng nhẹ cân - Ngày đăng: 30-11-2020
Giá trị tiên đoán thai lưu của “DẤU HIỆU TÚI ỐI” - Ngày đăng: 30-11-2020
Mất sóng tâm trương kéo dài trên doppler động mạch rốn và kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 30-11-2020
Khói thuốc, rượu và thuốc gây nghiện đối với khả năng sinh sản nữ - Ngày đăng: 30-11-2020
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK