Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Thursday 19-07-2012 7:44am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Khác

bsivabenhnhan

 

TS. Huỳnh Thị Thu Thủy, BS. Nguyễn Thị Thu Hiền

 


GIỚI THIỆU

Những năm gần đây chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã mang lại kết quả khả quan, giúp giảm số trẻ bị lây nhiễm HIV từ các bà mẹ nhiễm HIV nhờ được tư vấn, khám thai và uống ARV. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào báo cáo cụ thể về kiến thức, thái độ và hành vi (KT-TĐ-HV) của các sản phụ nhiễm HIV về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, do đó bước đầu chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn đánh giá được kiến thức, thái độ và hành vi của sản phụ nhiễm HIV về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, từ đó kiến nghị lập kế hoạch nâng cao nhận thức và cải thiện hành vi của nhóm phụ nữ đặc biệt này trong phòng chống HIV/AIDS, góp phần hạ thấp tỷ lệ trẻ em nhiễm HIV từ người mẹ có HIV dương tính.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định tỷ lệ kiến thức, thái độ, hành vi đúng của sản phụ nhiễm HIV về dự phòng lây truyền mẹ con.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cắt ngang.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Có 345 sản phụ nhiễm HIV được phỏng vấn về kiến thức, thái độ và hành vi đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, từ đó dựa trên thang điểm xác định tỷ lệ các sản phụ có kiến thức, thái độ và hành vi đúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi về dự phòng lây truyền mẹ con với các đặc trưng cá nhân xã hội.

Dân số chọn mẫu là các sản phụ nhiễm HIV sanh ngã âm đạo 24-48 giờ hoặc sau sanh mổ 72-96 giờ, con sống tại Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Hùng Vương.

KẾT QUẢ

Trong thời gian nghiên cứu từ 03/2010-12/2010, chúng tôi đã tiến hành thu nhận 345 sản phụ đủ tiêu chuẩn chọn mẫu với kết quả như sau:

Bảng 1. Đặc trưng cá nhân xã hội của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC)

Tuổi

Trung bình 28 ± 4,4 (18-44 tuổi); 75,4% >=25 tuổi

Nơi cư trú

66,1% ở thành phố

Nghề nghiệp

58% có nghề nghiệp

Hôn nhân

76,5% đã kết hôn

Tình trạng học vấn

75,1% học vấn từ cấp II trở lên

Tình trạng kinh tế

67,8% kinh tế từ trung bình, giàu

Tình trạng thai sản

51,6% thai lần thứ I

Bảng 2. Kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ đúng

Nhận xét

Mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa KT-TĐ-HV với các đặc trưng
cá nhân xã hội của ĐTNC

Kiến thức

26,7%

Thấp ở kiến thức về đường lây truyền mẹ con, cách phòng lây truyền mẹ con

Sản phụ có trình độ trên cấp II, có nghề nghiệp, đã kết hôn và thai lần II trở lên tương ứng có kiến thức đúng về phòng lây truyền mẹ con cao gấp 2,16; 2,52; 4,08; 1,64 lần

Thái độ

66,1%

Thấp ở thái độ đồng ý dùng sữa bột cho bé

Sản phụ nhiễm HIV trình độ từ cấp II trở lên, đã kết hôn có thái độ đúng về dự phòng lây truyền mẹ con cao gấp 3,07; 4,14 lần

Hành vi

33,6%

Thấp ở hành vi báo bác sĩ tình trạng nhiễm HIV khi sanh; tự nguyện xét nghiệm HIV

Sản phụ trình độ trên cấp II, có nghề nghiệp, đã kết hôn và thai lần II trở lên tương ứng có hành vi đúng về dự phòng lây truyền mẹ con cao gấp 1,68; 1,78; 2,7; 1,69 lần

bd1

Biểu đồ 1. Kiến thức về dự phòng lây truyền mẹ con

bd1_2

Biểu đồ 2. Thái độ về dự phòng lây truyền mẹ con

bd1_3

Biểu đồ 3. Hành vi về dự phòng lây truyền mẹ con

KẾT LUẬN

Kết quả cho thấy chỉ có 26,7%, 66,1%, 33,6% sản phụ nhiễm HIV có kiến thức, thái độ, hành vi đúng về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Kiến thức, thái độ và hành vi đúng về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con của các sản phụ nhiễm HIV có liên quan có ý nghĩa thống kê với trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và tình trạng thai sản của các sản phụ này.

Khi tuyên truyền giáo dục về phòng lây truyền mẹ con cần tập trung nhóm kiến thức về đường lây truyền HIV từ mẹ sang con, cách phòng lây truyền mẹ con hiệu quả, uống ARV để phòng lây truyền mẹ con; từ đó chuyển đổi thái độ của nhóm đối tượng này nhất là về dùng sữa bột thay thế sữa mẹ hoàn toàn cho bé ngay sau sinh; để các sản phụ này có hành vi đúng tự nguyện xét nghiệm HIV trước khi có thai hay vừa có thai, tuân thủ uống ARV khi mang thai và báo bác sĩ tình trạng nhiễm HIV khi sanh để được can thiệp y tế đúng mức.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trường Giang, HIV/AIDS nguyên nhân, tình hình và họat động phòng chống tại TP.HCM. 6/2005.

2. Nguyễn Ban Mai, Tỷ lệ nhiễm HIV của chồng thai phụ nhiễm HIV tại BV Từ Dũ 5/2008- 5/2009, Luận án chuyên khoa cấp II, 2009

3. Hồ Thị Ngọc, Kiến thức, thái độ, hành vi của phụ nữ mang thai nhiễm HIV về phòng lây nhiễm cho cộng đồng, Luận án chuyên khoa cấp II. 2005.

4. Vũ Thị Nhung, Đánh giá tình hình thai phụ nhiễm HIV tại bệnh viện Hùng Vương từ 1996- 2004. 2005.

5. UNAIDS, AIDS Epidemic Update. December 2003.

6. UNAIDS WHO-, AIDS Epidemic Update. 2007.

7. Zoung-Kanyi Bissek AC, Yakana IE, Monebenimp F, Chaby G, Akondeng L, Angwafor SA, Lok C, Njamnshi AK, Muna WF., Knowledge of Pregnant Women on Mother-to-Child Transmission of HIV in Yaoundé. 2009.

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Bệnh đái tháo đường và thai kỳ - Ngày đăng: 04-07-2012
Tiểu đêm - Ngày đăng: 07-06-2012
Chuyển giới tính - Ngày đăng: 17-05-2012
TỔNG QUAN VỀ BĂNG HUYẾT SAU SINH - Ngày đăng: 29-06-2009
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

New World Saigon Hotel (Số 76 Lê Lai, Phường Bến Nghé, Quận 1, ...

Năm 2020

Caravelle Hotel Saigon, chiều thứ bảy 20.4 và chủ nhật 21.4.2024

Năm 2020

Khách sạn Caravelle Saigon, Chủ nhật 21.1.2024 (9:00 - 11:15)

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 9 . 3 . 2024 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản số 68 ra mắt ngày 25 . 12 . 2023 và gửi đến quý ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK