Tin tức
on Thursday 04-04-2019 10:42am
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến – BV Mỹ Đức
Vào tháng 11 năm 2013, Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) công bố ấn phẩm Hypertension in Pregnancy Task Force Report khuyến cáo sử dụng aspirin liều thấp hằng ngày khởi đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ nhất cho những phụ nữ có tiền căn tiền sản giật khởi phát sớm và sinh non trước 34 tuần hoặc những phụ nữ có hơn 1 lần mang thai biến chứng do tiền sản giật. Trong thử nghiệm Phòng ngừa tiền sản giật bằng Aspirin dựa trên bằng chứng về kết hợp giữa sàng lọc bằng đa marker và điều trị bệnh nhân ngẫu nhiên (Combined Multimarker Screening and Randomized Patient Treatment with Aspirin for Evidence-Based Preeclampsia Prevention trial), nguy cơ tiền sản giật non tháng được đánh giá từ mô hình rủi ro cạnh tranh. Trong thử nghiệm, những phụ nữ có nguy cơ tiền sản giật > 1/100 đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm hoặc điều trị với aspirin hoặc với giả dược. Thử nghiệm đã mang lại bằng chứng mạnh mẽ về hiệu quả của aspirin (odds ratio = 0,38, KTC 95%: 0,20 - 0,74) trên tỉ suất tiền sản giật non tháng, cũng chính là bằng chứng quan trọng cho hướng dẫn Phòng ngừa tiền sản giật bằng aspirin. Trong nghiên cứu này cũng đưa ra một hiệu quả không đáng kể trên tỉ suất của tiền sản giật trên thai kỳ đủ tháng (term preeclampsia), là một trong những kết cục thứ cấp (odds ratio =0,95, KTC 95%: 0,64-1,39). Những hiệu quả khác biệt này trên tiền sản giật non tháng và tiền sản giật đủ tháng có thể phản ánh cơ chế của aspirin trong việc trì hoãn sinh ở bệnh nhân tiền sản giật, khiến tiền sản giật non tháng trở thành tiền sản giật đủ tháng.
Để làm rõ giả thuyết về hiệu quả của aspirin trong trì hoãn sinh ở bệnh nhân tiền sản giật, trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí AJOG vào đầu 2019, tác giả Wright và Nicolaides đã trình bày kết quả nghiên cứu phân tích thăm dò từ các dữ liệu trong Thử nghiệm phòng ngừa tiền sản giật bằng Aspirin (Aspirin for Evidence-Based Preeclampsia Prevention trial). Tác giả đưa ra giả thiết rằng nhóm tiền sản giật non tháng không dùng aspirin không liên quan đến tiền sản giật đủ tháng, tỉ lệ tiền sản giật có thể giảm do một số trường hợp tiền sản giật non tháng sẽ được chuyển thành tiền sản giật đủ tháng. Ngược lại, trong các nhóm mà tiền sản giật non tháng thường liên quan đến tiền sản giật đủ tháng, việc chuyển đổi tiền sản giật non tháng thành tiền sản giật đủ tháng bằng aspirin sẽ làm giảm hoặc thậm chí đảo ngược mọi ảnh hưởng đối với tiền sản giật. Điều này được kiểm tra bằng cách sử dụng dữ liệu trong Thử nghiệm phòng ngừa tiền sản giật bằng Aspirin qua phân tích tác dụng của aspirin đối với tỷ lệ tiền sản giật đủ tháng dựa theo nguy cơ tiền sản giật trước sinh ngẫu nhiên. Giả thiết rằng những phụ nữ tham gia có nguy cơ tiền sản giật non tháng > 1/100, điểm cắt 1/50 được dùng để định nghĩa tầng nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Một mô hình thống kê với giả thiết tác dụng của aspirin là trì hoãn sinh được gắn vào dữ liệu Thử nghiệm Dự phòng tiền sản giật bằng Aspirin, đồng thời mô tả tính nhất quán của các tiên đoán từ mô hình này với tỷ lệ kết cục quan sát được.
Kết quả cho thấy ở nhóm nguy cơ thấp (< 1/50) giảm tỉ suất của tiền sản giật đủ tháng (odds ratio = 0,62, KTC 95%: 0,29-1,30). Ngược lại, ở nhóm nguy cơ cao (≥ 1/50) có tăng nhẹ tỉ suất tiền sản giật đủ tháng (odds ratio = 1,11, KTC 95%: 0,71-1,75). Mặc dù hiệu quả không rõ ràng, nhưng cũng nhất quán với giả thiết đề ra. Giả thiết cho rằng aspirin làm chậm thời gian sinh, kết quả cho thấy aspirin làm trì hoãn thời gian sinh đến ước tính 4,4 tuần (KTC 95% 1,4-7,1 tuần), ở nhóm sử dụng giả dược, thời gian trì hoãn ước tính là 0,23 tuần (KTC 95% 0,021-0,40 tuần) và với những thai kì ở 40 tuần, thời gian trì hoãn ước tính là khoảng 0,8 tuần (KTC 95% -0,03-1,7)
Dữ liệu từ Thử nghiệm Phòng ngừa Tiền sản giật bằng Aspirin nhất quán với giả thiết rằng aspirin giúp trì hoãn thời điểm sinh ở các bệnh nhân tiền sản giật.
Từ khóa: Aspirin, tiền sản giật, sinh non.
Nguồn: Wright, D., & Nicolaides, K. H. (2019). Aspirin delays the development of preeclampsia. American journal of obstetrics and gynecology.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thành công trong sử dụng nhau thai nhân tạo để hỗ trợ sự sống trường hợp thai cực non ở cừu - Ngày đăng: 04-04-2019
Siêu âm buồng tử cung vòi trứng với chất tương phản – tính an toàn và hiệu quả - Ngày đăng: 04-04-2019
So sánh kẹp dây rốn chậm và vuốt máu dây rốn ở trẻ sinh non - Ngày đăng: 02-04-2019
Cập nhật tổng quan hệ thống và phân tích gộp các biện pháp dự phòng sinh non - Ngày đăng: 02-04-2019
Cùng nhìn lại mối quan hệ giữa vitamin D và dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 01-04-2019
Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng tiền sản ở phụ nữ mang thai với tăng cân thai kỳ và cân nặng thai - Ngày đăng: 01-04-2019
Chỉ dấu sinh học protein về nguy cơ sinh non ở thai phụ bị hội chứng buồng trứng đa nang: Một Tổng quan hệ thống và Tích hợp dữ liệu Chỉ dấu sinh học - Ngày đăng: 01-04-2019
Ảnh hưởng của hình thái noãn lên tỉ lệ sống sau rã đông và sự phát triển của phôi ở những noãn tự thân trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa - Ngày đăng: 25-03-2019
NỒNG ĐỘ DNA TY THỂ Ở TẾ BÀO CUMULUS GIÚP DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG LÀM TỔ CỦA PHÔI - Ngày đăng: 25-03-2019
Tác động của Progesterone đặt âm đạo lên các chỉ số Doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa - Ngày đăng: 24-03-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK