Tin tức
on Tuesday 02-04-2019 8:31am
Danh mục: Tin quốc tế
Bs. Lê Tiểu My – Nhóm Nghiên cứu sinh non Bệnh viện Mỹ Đức
Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 15 triệu em bé chào đời trước 37 tuần. Số trẻ tử vong vì sinh non vẫn nhiều nhất trong những nguyên nhân gây tử vong sơ sinh. Vì vậy, dự phòng sinh non hiện vẫn đang là đề tài được các nhà lâm sàng quan tâm nhiều nhất khi nghĩ đến sinh non.
Các biện pháp dự phòng sinh non hiện nay được áp dụng trên lâm sàng bao gồm: progesterone, khâu vòng cổ tử cung, vòng nâng cổ tử cung. Progesterone là phương pháp đa dạng, có thể là dạng tự nhiên, dùng đường đặt âm đạo, hoặc đường uống, tiêm bắp.
Tổng quan hệ thống công bố năm 2017 so sánh các biện pháp dự phòng sinh non trên thai kỳ đơn thai nguy cơ sinh non hoặc tiền căn sinh non kết luận progesterone – đặc biệt là dạng tự nhiên là phương pháp có hiệu quả giảm tỷ lệ sinh non và tử vong sơ sinh. Tính từ thời điểm đó đến nay, rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này được công bố. Vì vậy, một bản cập nhật dữ liệu tổng quan hệ thống và phân tích gộp được thực hiện nhằm cung cấp chứng cứ tốt nhất cho đến thời điểm hiện nay về dự phòng sinh non.
Dữ liệu công bố trên BJOG tháng 3 năm 2019 gồm 40 nghiên cứu tính đến tháng 1/2018 trên tổng số 11.311 thai phụ tiền sử sinh non hoặc nguy cơ sinh non chủ yếu dựa vào chiều dài kênh cổ tử cung ngắn. Trong đó có 18 nghiên cứu so sánh progesterone với nhóm chứng, 11 nghiên cứu so sánh khâu cổ tử cung với nhóm chứng, 4 nghiên cứu so sánh vòng nâng cổ tử cung và nhóm chứng, 1 khâu cổ tử cung và progesterone, 6 nghiên cứu so sánh progesterone đặt âm đạo và 17 -hydroxyprogesterone caproate.
Kết quả phân tích cho thấy:
Ở nhóm thai phụ nguy cơ sinh non, progesterone đặt âm đạo có khả năng:
Tổng quan hệ thống công bố năm 2017 so sánh các biện pháp dự phòng sinh non trên thai kỳ đơn thai nguy cơ sinh non hoặc tiền căn sinh non kết luận progesterone – đặc biệt là dạng tự nhiên là phương pháp có hiệu quả giảm tỷ lệ sinh non và tử vong sơ sinh. Tính từ thời điểm đó đến nay, rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này được công bố. Vì vậy, một bản cập nhật dữ liệu tổng quan hệ thống và phân tích gộp được thực hiện nhằm cung cấp chứng cứ tốt nhất cho đến thời điểm hiện nay về dự phòng sinh non.
Dữ liệu công bố trên BJOG tháng 3 năm 2019 gồm 40 nghiên cứu tính đến tháng 1/2018 trên tổng số 11.311 thai phụ tiền sử sinh non hoặc nguy cơ sinh non chủ yếu dựa vào chiều dài kênh cổ tử cung ngắn. Trong đó có 18 nghiên cứu so sánh progesterone với nhóm chứng, 11 nghiên cứu so sánh khâu cổ tử cung với nhóm chứng, 4 nghiên cứu so sánh vòng nâng cổ tử cung và nhóm chứng, 1 khâu cổ tử cung và progesterone, 6 nghiên cứu so sánh progesterone đặt âm đạo và 17 -hydroxyprogesterone caproate.
Kết quả phân tích cho thấy:
Ở nhóm thai phụ nguy cơ sinh non, progesterone đặt âm đạo có khả năng:
- giảm tỷ lệ sinh non < 34 tuần (OR 0,43, 95% CI 0,28 – 0,81)
- giảm tỷ lệ sinh < 37 tuần (OR 0,51, 95% CI 0,34 - 0,74)
- giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh (OR 0,41, 95% CI 0,28 – 0,83)
Ở nhóm bệnh nhân có tiền căn sinh non, progesterone đặt âm đạo có khả năng:
- giảm tỷ lệ sinh non < 34 tuần (OR 0,29, 95% CI 0,12 – 0,68)
- giảm tỷ lệ sinh < 37 tuần (OR 0,43, 95% CI 0,23 - 0,74)
Dạng 17 α-hydroxyprogesterone caproate giảm tỷ lệ sinh < 37 tuần (OR 0,53, 95% CI 0,27 – 0,95) và tử vong sơ sinh (OR 0,39, 95% CI 0,16 – 0,95).
Ở nhóm bệnh nhân có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn (≤ 25 mm), progesterone đặt âm đạo giảm tỷ lệ sinh < 34 tuần (OR 0,45, 95% CI 0,24 – 0,84).
Như vậy, theo kết quả của tổng quan này, cho đến thời điểm hiện tại, progesterone đặt âm đạo có hiệu quả dự phòng sinh non trên nhóm bệnh nhân đơn thai có nguy cơ sinh non hoặc có tiền sử sinh non.
Lược dịch từ: Jarde A, Lutsiv O, Beyene J, McDonald SD. Vaginal progesterone, oral progesterone, 17-OHPC, cerclage, and pessary for preventing preterm birth in at-risk singleton pregnancies: an updated systematic review and network meta-analysis. BJOG 2019;126:556–567.
Ở nhóm bệnh nhân có chiều dài kênh cổ tử cung ngắn (≤ 25 mm), progesterone đặt âm đạo giảm tỷ lệ sinh < 34 tuần (OR 0,45, 95% CI 0,24 – 0,84).
Như vậy, theo kết quả của tổng quan này, cho đến thời điểm hiện tại, progesterone đặt âm đạo có hiệu quả dự phòng sinh non trên nhóm bệnh nhân đơn thai có nguy cơ sinh non hoặc có tiền sử sinh non.
Lược dịch từ: Jarde A, Lutsiv O, Beyene J, McDonald SD. Vaginal progesterone, oral progesterone, 17-OHPC, cerclage, and pessary for preventing preterm birth in at-risk singleton pregnancies: an updated systematic review and network meta-analysis. BJOG 2019;126:556–567.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cùng nhìn lại mối quan hệ giữa vitamin D và dự trữ buồng trứng - Ngày đăng: 01-04-2019
Hiệu quả can thiệp dinh dưỡng tiền sản ở phụ nữ mang thai với tăng cân thai kỳ và cân nặng thai - Ngày đăng: 01-04-2019
Chỉ dấu sinh học protein về nguy cơ sinh non ở thai phụ bị hội chứng buồng trứng đa nang: Một Tổng quan hệ thống và Tích hợp dữ liệu Chỉ dấu sinh học - Ngày đăng: 01-04-2019
Ảnh hưởng của hình thái noãn lên tỉ lệ sống sau rã đông và sự phát triển của phôi ở những noãn tự thân trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa - Ngày đăng: 25-03-2019
NỒNG ĐỘ DNA TY THỂ Ở TẾ BÀO CUMULUS GIÚP DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG LÀM TỔ CỦA PHÔI - Ngày đăng: 25-03-2019
Tác động của Progesterone đặt âm đạo lên các chỉ số Doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và động mạch não giữa - Ngày đăng: 24-03-2019
Chi phí - Hiệu quả của liệu pháp Corticosteroids trước sinh ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non muộn - Ngày đăng: 24-03-2019
Đồng thuận về chẩn đoán và xử trí nhau cài răng lược (ACOG – American College of Obstetricians and Gynecologists và SMFM – Society for Maternal Fetal Medicine) - Ngày đăng: 22-03-2019
Đo tỉ số não rốn thường quy ở thai 35-37 tuần có lợi không? - Ngày đăng: 22-03-2019
Đồng nuôi cấy tế bào nội mạc tử cung tự thân cải thiện chất lượng phôi nang: một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 18-03-2019
Mối tương quan giữa phương pháp trữ lạnh với phân mảnh DNA, tiềm năng màng ti thể và sự hiện diện của không bào của tinh trùng thủ thuật - Ngày đăng: 18-03-2019
Polyp nội mạc tử cung ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của nội mạc tử cung - Ngày đăng: 18-03-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK