Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin chuyên ngành
on Monday 29-07-2013 8:16am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Phụ khoa

images_1 Chất progestogen, medroxyprogesterone acetate, có hiệu quả giảm đau vào cuối giai đoạn điều trị, nhưng tác dụng này không kéo dài đến thời điểm chín tháng sau đó. Tham vấn cùng với siêu âm khảo sát có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm lý.

 

Đánh giá thực tế của Vazquez-Cabrera J và Vazquez JC

1. TÓM TẮT CHỨNG CỨ

Tổng quan này kết luận progestogen, medroxyprogesterone acetate, có hiệu quả giảm đau vào cuối giai đoạn điều trị, nhưng tác dụng này không kéo dài đến thời điểm chín tháng sau đó. Một thử nghiệm so sánh goserelin với progesterone cho thấy hiệu quả của goserelin có thể kéo dài đến một năm. Tham vấn cùng với siêu âm khảo sát có tác dụng giảm đau và cải thiện tâm lý. Điều trị đa phương thức chỉ có lợi đối với một số kết cục. Dihydroergotamine và gỡ dính không cải thiện triệu chứng, cho dù Dihydroergotamine không phải là cách điều trị hiện tại.

Phương pháp tổng quan có cơ sở khoa học và bao gồm số lượng lớn các nghiên cứu. Có hai nghiên cứu về điều trị với medroxyprogesterone acetate, nhưng những phương cách điều trị khác chỉ được báo cáo trong một nghiên cứu. Thật ngạc nhiên khi một vấn đề quan trọng như điều trị đau vùng chậu mạn tính chỉ được nghiên cứu trong một vài nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ. Chất lượng của một số nghiên cứu chưa đảm bảo. Như những người tổng quan đã nhận xét, số lượng nghiên cứu hạn chế và cỡ mẫu nhỏ là giới hạn chủ yếu của tổng quan.

2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO NHỮNG CƠ SỞ CÓ NGUỒN LỰC HẠN CHẾ

2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ

Đau vùng chậu mạn tính thường xuất hiện ở phụ nữ tuổi sinh sản ở cả các quốc gia đã và đang phát triển (1). Theo một ước tính dựa trên cộng đồng, đau vùng chậu mạn tính xuất hiện trong 15% phụ nữ tuổi từ 18-50 (3). Đau vùng chậu gây nhiều tác động tâm lý xã hội bất lợi như rối loạn tâm lý, gián đoạn hoạt động và quan hệ thường ngày và đau (2). Đau vùng chậu mạn tính là lý do thường đưa bệnh nhân đến khám phụ khoa và làm gia tăng đáng kể các chi phí dịch vụ y tế (4).

2.2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ

Không tính đến chi phí điều trị thay đổi tùy theo từng quốc gia, progestogen medroxyprogesterone acetate là lựa chọn đầu tiên để điều trị đau vùng chậu mạn tính. Một ưu điểm khác của medroxyprogesterone acetate là có thể sử dụng mỗi ba tháng dưới dạng chích. Tham vấn cùng với siêu âm chẩn đoán khó khả thi vì hạn chế về tài chính tại các cơ sở có nguồn lực hạn chế.

2.3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA CÁC KẾT QUẢ

Những thử nghiệm thỏa tiêu chí thu nhận của tổng quan được thực hiện tại New Zealand, Anh quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ. Do đây đều là những nghiên cứu nhỏ nên kết luận từ tổng quan không thể áp dụng rộng rãi ở các quốc gia đã và đang phát triển khác. Một hạn chế về mặt ứng dụng khác là chi phí điều trị và trang thiết bị. Siêu âm khảo sát không phổ biến tại nhiều cơ cở y tế của các quốc gia đang phát triển, và sử dụng thường qui medroxyprogesterone acetate hoặc goserelin để điều trị đau vùng chậu mạn có thể không chấp nhận được, do chi phí cao, và đặc biệt là không đưa đến hiệu quả đáng kể.

2.4. KHẢ NĂNG TIẾN HÀNH NHỮNG CAN THIỆP

Điều trị với medroxyprogesterone acetate không đòi hỏi đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện đặc biệt. Ngược lại, tham vấn cùng với siêu âm khảo sát và điều trị đa phương thức lại cần sự huấn luyện tại những nơi chưa có nhân viên được đào tạo. Tuy nhiên, bằng chứng từ tổng quan chưa đủ thuyết phục về việc phân phối nguồn lực cho những can thiệp này.

2.5. NGHIÊN CỨU

Những nghiên cứu được thu nhận trong tổng quan này chưa đủ số bệnh nhân để rút ra kết luận có ý nghĩa. Hơn nữa những phương cách can thiệp điều trị đau vùng chậu mạn tính trong những nghiên cứu này còn hạn chế. Cần thực hiện thêm những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của những phương thức điều trị có nhiều hứa hẹn khác. Như người tổng quan nhận xét, sinh bệnh học của đau vùng chậu mạn tính chưa được hiểu rõ và có thể liên quan đến những bất thường thực thể tiềm ẩn hoặc rối loạn tâm lý xã hội, bao gồm quan hệ của bệnh nhân với môi trường xung quanh và với bạn tình. Do đó, một điều trị đơn độc có thể không đủ để đạt được hiệu quả mong muốn trong mọi trường hợp. Điều trị phối hợp thăm dò nên được thực hiện, ví dụ như với thuốc chống trầm cảm (4) phối hợp với các loại giảm đau và lợi tiểu (5), hoặc với progestins (như medroxyprogesterone acetate). Điều trị với progestins có vẻ hiệu quả, ít nhất là trong quá trình điều trị. Trong vài năm gần đây, một vài phương pháp điều trị mới xuất hiện nhưng chưa được đánh giá bằng những nghiên cứu có giá trị. Những phương pháp này bao gồm thuyên tắc tĩnh mạch buồng trứng và tĩnh mạch chậu trong (6), nội soi ổ bụng để gấp và treo dây chằng tròn trong điều trị đau vùng chậu mạn tính và giao hợp đau (7), dùng chất đối kháng vasopressin (Atosiban) (8, 9), gỡ dính (10) và sử dụng kháng leukotrienes (11), cũng như các cách tiếp cận đa chuyên ngành hướng tới những rối loạn tâm thần (12, 13). Cuối cùng, một số phương pháp có thể thử nghiệm tại cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp, ví dụ như chữa trị dân gian với châm cứu và chế độ ăn (14, 15), đơn thuần hay phối hợp với các phương pháp khác. Chữa trị bằng cách tự nhiên và theo dân gian có nhiều hứa hẹn do ít tốn kém và có thể thực hiện được mà không cần đến nhân viên y tế.

Tài liệu tham khảo

1. Mathias SD, Kuppermann M, Liberman RF, Lipschutz RC, Steege JF. Chronic pelvic pain: prevalence, health-related quality of life, and economic correlates. <i>Obstet Gynecol</i> 1996;87:321-7.

2. Zondervan K, Barlow DH. Epidemiology of chronic pelvic pain. <i>Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol</i> 2000;14:403-14.

3. Stones RW, Selfe SA, Fransman S, Horn SA. Psychosocial and economic impact of chronic pelvic pain. <i>Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol</i>2000;14:415-43.

4. Engel CC, Walker EA, Engel AL, Bullis J, Armstrong A. A randomized, double-blind crossover trial of sertraline in women with chronic pelvic pain. <i>J Psychosom Res</i> 1998;44:203-7.

5. Wentz AC. Dismenorrea, sindrome premenstrual y otras alteraciones. In: Jones HW, Wentz AC, Burnett LS (eds). <i>Tratado de ginecologia de Novak</i>. Interamericana, Mexico D.F.:1991.

6. Venbrux AC, Chang AH, Kim HS, Montague BJ, Hebert JB, Arepally A, Rowe PC, Barron DF, Lambert D, Robinson JC. Pelvic congestion syndrome (pelvic venous incompetence): impact of ovarian and internal iliac vein embolotherapy on menstrual cycle and chronic pelvic pain. <i>Journal of vascular intervention and radiology</i> 2002;13(2 Pt 1):171-178.

7. Batioglu S, Zeyneloglu HB. Laparoscopic plication and suspension of the round ligament for chronic pelvic pain and dyspareunia. <i>J Am Assoc Gynecol Laparosc</i> 2000;7:547-51.

8. Valentin L, Sladkevicius P, Kindahl H, Broeders A, Marsal K, Melin P. Effects of a vasopressin antagonist in women with dysmenorrhea. <i>Gynecological and obstetrical investigation</i> 2000;50(3):170-177.

9. Brouard R, Bossmar T, Fournie-Lloret D, Chassard D, Akerlund M. Effect of SR49059, an orally active V1a vasopressin receptor antagonist, in the prevention of dysmenorrhoea. <i>Br J Obstet Gynaecol</i> 2000;197:614-9.

10. Wolter P, Riedel HH. [Retrospective study of pelviscopic adhesiolysis for treatment of chronic lower abdominal pain (January 1996-December 1997)]. <i>Zentralbl Gynakol</i> 2000;122:368-73.

11. Abu JI, Konje JC. Leukotrienes in gynaecology: the hypothetical value of anti-leukotriene therapy in dysmenorrhoea and endometriosis. <i>Hum Reprod</i> Update 2000;6:200-5.

12. Bodden-Heidrich R. [Chronic pelvic pain syndrome - a multifactorial syndrome]. <i>Zentralbl Gynakol</i> 2001;123:10-7.

13. Hahn L. [Chronic pelvic pain in women. A condition difficult to diagnose--more than 70 different diagnoses can be considered]. <i>Lakartidningen</i> 2001;98:1780-5.

14. Barnard ND, Scialli AR, Hurlock D, Bertron P. Diet and sex-hormone binding globulin, dysmenorrhea, and premenstrual symptoms. <i>Obstet Gynaecol</i> 2000;95(2):245-250.

15. Wedenberg K, Mohen B, Norling A. A prospective randomized study comparing acupuncture with physiotherapy for low-back and pelvic pain in pregnancy. <i>Acta Obstet Gynecol Scand </i>2000;79:331-5.
Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Bệnh học lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 23-08-2012
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK