Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 15-02-2016 11:12am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng
Vô sinh nguyên phát: cặp vợ chồng không thể có con sau một năm giao hợp không bảo vệ (hoặc sáu tháng nếu người vợ trên 35 tuổi) hoặc không thể mang thai đến khi sinh, còn gọi là hiếm muộn nguyên phát. 

Vô sinh thứ phát: tình trạng một cặp vợ chồng đã thụ thai hoặc đã phá thai, hoặc đã có con nhưng đang gặp khó khăn trong việc có thêm một em bé nữa, còn gọi là hiếm muộn thứ phát.

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Một loạt các kỹ thuật được sử dụng để giúp bệnh nhân có thai mà không qua quan hệ tình dục, bao gồm thụ tinh ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI), vi phẫu trích tinh trùng từ mào tinh (MESA) và vi phẫu trích tinh trùng từ tinh hoàn (TESE).


 
Độ di động của tinh trùng: tỷ lệ phần trăm của các tinh trùng di động trong mẫu tinh dịch.

Lạc nội mạc tử cung: bệnh lý khi các tế bào bình thường phát triển trong khoang tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung, ví dụ trong ống dẫn trứng, buồng trứng, hoặc thậm chí bàng quang và ruột. Phần lớn chưa rõ nguyên nhân. Sẹo từ lạc nội mạc tử cung có thể gây hiếm muộn.

Suy buồng trứng: buồng trứng không đáp ứng với kích thích của nội tiết tố từ tuyến yên do buồng trứng bị phá hủy, buồng trứng dị dạng hoặc bệnh mạn tính như bệnh lý tự miễn, hoặc quá trình lão hóa.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): sự mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến hình thành nhiều nang noãn nhỏ trong buồng trứng và không phóng noãn. Nếu không bổ sung progesterone, kinh nguyệt sẽ không đều hoặc vô kinh.

Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS): tình trạng buồng trứng phình to, cơ thể giữ nước và tăng cân, có thể xảy ra khi buồng trứng đáp ứng quá mức trong quá trình hỗ trợ sinh sản.

Chọc hút noãn: kỹ thuật sử dụng để thu nhận noãn từ nang buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm. Chọc hút được thực hiện qua ngả âm đạo bằng cách sử dụng ống tiêm chuyên dụng dưới hướng dẫn của siêu âm để xác định vị trí các nang trong buồng trứng.

Chuyển phôi: kỹ thuật đưa phôi vào buồng tử cung sau khi noãn đã được thụ tinh bên ngoài cơ thể tạo thành phôi trong phòng thí nghiệm.

Chuyển phôi nang: kỹ thuật nuôi cấy phôi trong khoảng 5 hoặc 6 ngày để đạt đến giai đoạn phôi nang trước khi chuyển vào buồng tử cung cho phôi làm tổ.
Hỗ trợ phôi thoát màng: kỹ thuật khoan một lỗ nhỏ trên màng bảo vệ của phôi bằng thiết bị laser hoặc rửa phôi bằng dung dịch có tính axit loãng để hỗ trợ phôi thoát màng và làm tổ vào buồng tử cung.
 
(Theo “Mỗi bước là một bước gần hơn đến thành công” – HOSREM)
Nguồn: http://ivfmdvietnam.blogspot.com/
Từ khóa: hiếm muộn
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cử động thai - Ngày đăng: 19-01-2016
Đái tháo đường thai kỳ - Ngày đăng: 23-11-2015
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK