Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục thử nghiệm trên người. Nếu quy trình trữ lạnh - rã đông mô buồng trứng hoàn chỉnh, dự kiến khoảng một năm nữa, Việt Nam sẽ bắt đầu ứng dụng trên bệnh nhân ung thư.
Ảnh mang tính minh họa - Nguồn: Internet |
1/3 bệnh nhân đã có con
ThS-BS Hồ Mạnh Tường - Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TP.HCM khuyến cáo: “Hóa trị và xạ trị giúp kéo dài cuộc sống của BN UT nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chức năng của buồng trứng. Buồng trứng có thể không phục hồi và mất khả năng sinh sản vĩnh viễn.
Tại Việt Nam, để giúp cho BN sau điều trị UT có thể sinh con, các bác sĩ sẽ bảo tồn khả năng sinh sản ở phụ nữ bằng cách trì hoãn điều trị UT từ hai-ba tuần, rồi chích thuốc nội tiết tố để kích thích buồng trứng.
Sau khi thu được trứng, BS sẽ thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng để tạo thành phôi. Phôi được đông lạnh ở nhiệt độ -1960 C, chờ đến khi sức khỏe BN UT phục hồi tốt sẽ chuyển vào lại cho chính BN.
Thế nhưng, phác đồ này chỉ phù hợp với những phụ nữ đã có chồng, mới có sẵn “con giống” để tạo phôi. Chưa kể, việc đưa nội tiết tố từ bên ngoài vào cơ thể BN UT, nhất là BN bị UT vú để kích thích buồng trứng sẽ có nguy cơ “kéo thêm” loại UT khác như UT cổ tử cung, UT buồng trứng.
BS cũng có thể chọc hút noãn non, tiến hành đông lạnh toàn bộ noãn để sau này rã đông và thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi và chuyển phôi sau đó.
Cả hai phác đồ trên chỉ phù hợp với BN nữ còn trong độ tuổi sinh sản. Mặt khác, việc trì hoãn điều trị UT trong thời gian hai-ba tuần rất khó dự đoán tiến triển bệnh, nhất là BN UT thể nặng. Trong khi ở nước ngoài, việc nội soi cắt mô buồng trứng đem trữ lạnh để bảo tồn khả năng sinh sản cho phụ nữ hiệu quả hơn.
Phương pháp này không những thích hợp với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà còn cho các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Toàn bộ buồng trứng hoặc một phần buồng trứng có thể được thu nhận bằng nội soi, sau đó được đông lạnh và bảo quản trong môi trường khí nitơ lỏng ở nhiệt độ -1960 C.
Chờ đến khi BN hoàn toàn hồi phục về sức khỏe, mô buồng trứng được rã đông, cấy ghép trở lại cơ thể của người bệnh nhằm khôi phục lại khả năng sinh sản cũng như sản xuất các hormon giới tính.
Trữ lạnh - rã đông, cấy ghép mô buồng trứng ở người được thực hiện đầu tiên tại Mỹ năm 1999, nhưng mãi đến năm 2004, mới có em bé đầu tiên từ kỹ thuật này chào đời tại Bỉ. Đến nay, 22 trẻ đã ra đời (mẹ có thai tự nhiên hoặc nhờ hỗ trợ sinh sản) tại tám trung tâm khác nhau trên thế giới.
Một thống kê mới nhất của Đan Mạch ghi nhận, chưa kể những ca đang chờ khả năng thụ thai thì đã có 1/3 số ca ghép mô buồng trứng đã thà nh công. Kết quả này chứng tỏ quy trình cấy ghép mô buồng trứng đã đạt hiệu quả.
ThS chuyên ngành sinh học Nguyễn Thị Thu Lan - Trưởng Nhóm nghiên cứu trữ lạnh mô buồng trứng của CGRH cho biết: “Lĩnh vực hỗ trợ sinh sản của Việt Nam đã phát triển gần 20 năm với nhiều kỹ thuật mới được ứng dụng thành công tại các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm trên cả nước, đặc biệt là các kỹ thuật liên quan đến trữ lạnh - rã đông noãn, tinh trùng, phôi, mô tinh hoàn, giúp khoảng 500 - 600 trẻ ra đời mỗi năm.
Thế nhưng, cả nước vẫn chưa có nghiên cứu nào được phát triển theo hướng trữ lạnh mô buồng trứng. Do đó, cuối năm 2013, Đại học Quốc gia TP.HCM đã tiến hành một số nghiên cứu về trữ lạnh mô buồng trứng trên bò vì tương tự với mô buồng trứng ở người.
Sau một tháng trữ lạnh rồi rã đông, kết quả ghi nhận khoảng 75% số nang noãn còn sống. Gần đây, kết quả thử nghiệm trữ lạnh - rã đông mô buồng trứng trên người bị cắt bỏ cũng cho kết quả khả quan. Mô buồng trứng từ BN mắc bệnh lành tính có liên quan đến buồng trứng phải cắt bỏ do lớn tuổi, người có khối u buồng trứng, UT buồng trứng…”.
Nguồn: http://phunuonline.com.vn/
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...