Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 25-01-2021 7:47pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin trong nước
IVM là kỹ thuật TTTON (IVF) cải tiến, không cần phải kích thích buồng trứng. IVM giúp TTTON trở nên an toàn hơn, đơn giản, thân thiện và chi phí thấp hơn.
 
  • 2006 – Thực hiện trường hợp IVM đầu tiên ở Việt Nam
  • 2007 – Hai em bé sinh đôi từ trường hợp thành công từ IVM đầu tiên ở Việt Nam
  • 2008 – Chuyên gia Việt Nam được mời báo cáo lần đầu tiên về IVM tại Hội nghị IVM Châu Âu.
  • 2012 – Việt Nam báo cáo kết quả hơn 1000 trường hợp IVM tại Hội nghị ASPIRE
  • 2016 – Việt Nam tham gia nhóm nghiên cứu IVF quốc tế, mục tiêu cải tiến kỹ thuật IVM
  • 2016 - Quĩ Flanders (Bỉ) và NAFOSTED (Việt Nam) quyết định đồng tài trợ cho dự án cải tiến kỹ thuật IVM trong 3 năm 2017-2020) giữa Đại học VUB và BV Mỹ Đức
  • 2017 – Trường hợp sinh sống đầu tiên từ kỹ thuật CAPA-IVM cải tiến ở Việt Nam
  • 2018 – Công bố quốc tế đầu tiên của Việt Nam về kỹ thuật IVM trên tập san Q1
  • 2018 – Khoá đào tạo kỹ thuật IVM quốc tế được tổ chức tại Việt Nam với hơn 100 đại biểu đến từ 5 châu lục trên thế giới tham dự.
  • 2019 – Chuyên gia Việt Nam được mời báo cáo về kỹ thuật CAPA-IVM cải tiến tại Hội nghị Y học sinh sản Hoa Kỳ ASRM
  • 2020 – Công bố kết quả RCT đầu tiên đầu tiên trên thế giới trên tập san Q1, so sánh CAPA-IVM và IVM cổ điển, chứng tỏ CAPA-IVM tốt hơn IVM cổ điển
  • 2020 – Công bố kết quả RCT đầu tiên trên thế giới trên tập san Q1, so sánh CAPA-IVM và TTTON cổ điển, chứng tỏ kết quả CAPA-IVM không khác biệt so với TTTON cổ điển.
  • 2020 – ASRM công bố Hướng dẫn lâm sàng mới về kỹ thuật IVM trong đó, nội dung khuyến cáo sử dụng nhiều dữ liệu từ 3 bài báo khoa học của Việt Nam về IVM.
  • 2021 – Chuyên gia Việt Nam được mời giảng bài (Keynote Lecture) về kỹ thuật CAPA-IVM cải tiến của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh ASRM-ESHRE (Mỹ và Châu Âu).
  • 2021 – Chuyên gia Việt Nam được mời giảng bài (Plenary Lecture) về kỹ thuật CAPA-IVM cải tiến của Việt Nam tại Hội nghị ASPIRE.
 
Ước tính, từ 2006 đến 2021, Việt Nam đã thực hiện hơn 4.000 trường hợp IVM, có gần 2.000 trường hợp em bé sinh ra từ kỹ thuật IVM. Nhóm chuyên gia đi đầu về kỹ thuật IVM của Việt Nam tại Bệnh viện Mỹ Đức đã có 10 bài công bố quốc tế về kỹ thuật IVM và gần 20 lần được mời báo cáo về kỹ thuật IVM tại các diễn đàn quốc tế. Nhiều học viên, chuyên gia trên khắp thế giới đã đến Việt Nam để tham quan và học tập về kỹ thuật IVM của Việt Nam.
 
Sau 15 năm tiếp cận kỹ thuật IVM, qua các bước áp dụng, làm chủ và cải tiến qui trình, Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia đi đầu về kỹ thuật IVM trên thế giới. Kỹ thuật CAPA-IVM của Việt Nam hiện nay được giới học thuật cả thế giới công nhận. Các nhà khoa học nhận định, CAPA-IVM sẽ thay thế một phần đáng kể kỹ thuật TTTON cổ điển trong tương lai.
 
Năm 2021, với hàng loạt công bố khoa học về IVM của nhóm Việt Nam trên các tập san quan trọng của ngành, các hiệp hội chuyên ngành lớn trên thế giới đều mời chuyên gia Việt Nam giảng bài về IVM tại các hội nghị chuyên ngành quan trọng.
 
Cho đến nay, có thể nói, chưa có kỹ thuật y khoa nào của Việt Nam có được vị trí như vậy trên thế giới về mặt khoa học và học thuật.
 
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK