Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 16-04-2014 5:18am
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin cộng đồng

New_Picture_12 Chứng phù nề đôi bàn chân thường gặp đối với phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối. Có rất nhiều nguyên nhân gây phù chân ở phụ nữ mang thai… Vậy, khi nào là dấu hiệu cần nhập viện?

 

Nếu phù chân do các nguyên nhân như: đứng, ngồi lâu nên lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn đi lại. Không nên đứng quá lâu, hãy dành thời gian cho đôi chân nghỉ ngơi, thư giãn.

Nếu phù do chèn ép để giảm bớt hiện tượng phù chân, thai phụ nên nằm nghiêng sang trái để tử cung không chèn vào động mạch chủ và các tĩnh mạch ở khung chậu, khi nghỉ ngơi nên gác chân lên cao. Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số bài thuốc y học cổ truyền như đun sôi râu ngô với một vài cốc nước, dùng để uống hàng ngày. Hoặc cũng có thể uống nhiều nước.

Ngoài ra, dùng nước ấm để ngâm chân khoảng 10-15 phút, cũng là một cách giúp chân thư giãn hữu hiệu, có khả năng làm giảm sưng phù.

Tập thể dục đều đặn cũng là một trong những phương thức hữu hiệu giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Các môn thể dục thích hợp như yoga giúp máu lưu thông một cách dễ dàng. Biện pháp thực hiện các động tác mát - xa cho đôi bàn chân như xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, sau đó đổi chân. Nên tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 phút. Hoặc chỉ cần nằm dài ra trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống đổi chân.

Cần tuân thủ theo một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học. Ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau ngót... và các loại hoa quả, trái cây. Khuyến khích ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, và kẽm. Không ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối. Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng phù nề ở cơ thể thai phụ.

Thai phụ nên chọn đi những loại giày dép thoải mái, có thể hở rộng một chút, đế thấp. Khi có điều kiện nên tháo giày dép để tạo cho chân cảm giác thoải mái, máu dễ dàng lưu thông vì mang giày hay dép quá chật chính là lý do gây phù nề đôi bàn chân hay nguy hiểm hơn còn là nguyên nhân gây nên chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân.

Đối với thai phụ có tiền sử các bệnh mạn tính như :tim, thận, tăng huyết áp mà phù chân là rất nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Chú ý: Nếu bạn bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt, thậm chí kèm theo một số các triệu chứng như: đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng thì tình hình trở nên rất nguy hiểm và bạn phải tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống

Từ khóa:
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mang thai trong... khoang bụng - Ngày đăng: 26-03-2014
Giảm đau lưng khi mang thai - Ngày đăng: 26-03-2014
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK