Phụ nữ sau sinh thường cảm thấy thiếu được chia sẻ, thiếu sự hỗ trợ của người thân.
Tuy nhiên, chăm sóc hậu sản cho người mẹ lại thường bị coi nhẹ; phụ nữ sau sinh thường thấy thiếu sự chia sẻ, đặc biệt là sự hỗ trợ của người thân.
Khi sinh em bé qua đường âm đạo và âm hộ, đôi khi người mẹ gặp phải một số tổn thương ở bộ phận này, do đó cần phải được chăm sóc hữu hiệu để tránh những hậu quả về sau; đặc biệt là tái khám từ tuần thứ 6 sau khi sinh.
Người phụ nữ sau sinh thường bị ảnh hưởng đến hoạt động tình dục (đau rát, mất cảm giác, không có ham muốn...) và gặp hiện tượng sa cơ quan (có cảm giác là một khối tròn thoát ra ngoài âm đạo khi phải rặn). Hoặc do tác động của thời kỳ mang thai và sinh nở, sản phụ có thể cũng gặp trục trặc trong các hoạt động tiết niệu như khó tiểu, hoặc són tiểu khi ho, hắt hơi, làm việc nặng, khó đại tiện dù phân ở tình trạng bình thường, hoặc mất khả năng kiềm chế ở hậu môn.
Khóc vô cớ và... tự tử
Đôi khi sản phụ sẽ có một số biểu hiện bất ổn về tâm lý ở nhiều cấp độ. Điển hình nhất là triệu chứng baby blues, ức chế tâm lý, trầm cảm và loạn tâm thần sau sinh. Chứng loạn tâm thần sau sinh tuy hiếm (1/1000 trường hợp) nhưng rất nguy hiểm, vì có thể đưa sản phụ đến hành động bột phát: tự tử hoặc giết con mới sinh.
Triệu chứng baby blues thường xảy ra ở hầu hết các sản phụ (70%) khoảng 3 ngày sau khi sinh và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Các triệu chứng thường gặp là khóc vô cớ, mệt mỏi, dễ cáu gắt, tính khí thất thường, tự nghi ngờ khả năng chăm sóc con, khó ngủ, chán nản.
Ức chế tâm lý thường có thể bắt đầu bằng triệu chứng baby blues và kéo dài hoặc xuất hiện khoảng vài tháng sau khi sinh. Tỷ lệ xảy ra đối với sản phụ là 10%. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi kéo dài, khóc thường xuyên, ý nghĩ ám ảnh, khó tập trung, thiếu tự tin. Sản phụ có cảm giác thường trực về việc quá sức chịu đựng, bất lực, không được yêu thương, giận dữ vô cớ, lo sợ và có ý nghĩ tự tử.
Tập thể dục: Thuốc trị đặc hiệu
Hiện nay, tại TP.HCM đã có một số cơ sở y tế bắt đầu triển khai chương trình chăm sóc tiền sản và hậu sản. Các chuyên gia về tâm sinh lý và thẩm mỹ sẽ giúp bà mẹ chuẩn bị về mặt tinh thần và thể lực trước sinh. Tăng cường mối quan hệ giữa mẹ và con, giữa mẹ và gia đình, giữa mẹ và xã hội bằng các bài tập đặc biệt dành cho cả mẹ và bé.
Nếu sản phụ là người năng động, thường xuyên tập luyện thể dục thì có thể sẽ lấy lại vóc dáng nhanh hơn và sản phụ có thể bắt đầu tập lại ngay khi ngưng xuất huyết. Riêng đối với các bài tập dành cho tầng sinh môn nên thực hiện ngay khi sản phụ không còn cảm giác đau.
Các bà mẹ có thể tập theo sở thích hay theo khả năng nhưng phải bắt đầu từ các bài tập nhẹ: đi bộ, các động tác thể dục nhẹ và không dụng cụ, yoga...), không nên gắng sức. Nếu các sản phụ chưa bao giờ tập thể dục nên tập theo sự chỉ dẫn của huấn luyện viên để tránh bị tổn thương (vết mổ, vết may, bộ phận sinh dục...).
Trong quá trình đó, chế độ dinh dưỡng dành cho bà mẹ phải cân bằng giữa đạm (thịt, cá, các loại đậu...), mỡ (mỡ thực vật, cá...) và đường, xơ, vitamin và các khoáng chất (các loại ngũ cốc, rau quả, trái cây).
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...