Tin tức
on Tuesday 21-09-2021 12:34am
Danh mục: Tin quốc tế
NHS. Lê Thị Minh Thương – IVFMD Tân Bình
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang lan rộng trên khắp thế giới, căn bệnh này được biết đến với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho và mất khứu giác, nặng hơn là triệu chứng nguy kịch hô hấp cấp như khó thở. Ngoài ra, nhiều báo cáo về các triệu chứng có thể gặp ở tim, mắt, thần kinh khi nhiễm bệnh, nhưng tác động đến sức khỏe sinh sản của COVID-19 thì vẫn chưa được biết đến. Mặt khác, các báo cáo đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm trùng, bệnh tật và tử vong cao hơn ở các bệnh nhân nam, do đó sự chú ý đã chuyển sang tính nhạy cảm di truyền tiềm ẩn của nam giới. Các nhà khoa học đã xác định được con đường chính để corona xâm nhập vào tế bào là thông qua protein spike (S) của virus gắn vào thụ thể ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2) và sản xuất protease serine có tên là TMPRSS2 để cắt protein S từ đó giúp virus xâm nhập vào vật chủ, cả hai yếu tố này đều có trong tinh hoàn. Vậy liệu COVID-19 có gây ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản ở nam giới hay không?
Một nghiên cứu được tiến hành trên 34 người đàn ông mắc bệnh, khi lấy mẫu tinh dịch của họ xét nghiệm thì không tìm thấy SARS-Cov-2 trong tinh dịch thông qua phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược. Điều này có thể giúp yên tâm phần nào về khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, điều quan trọng là những người đàn ông được nghiên cứu thường đã qua giai đoạn nhiễm trùng cấp tính vài tuần và nhiều người chỉ có các triệu chứng nhẹ, vì vậy có khả năng với thời điểm sớm hơn hoặc khi tải lượng virus cao hơn có thể dẫn đến kết quả khác. Ngoài ra, protein ACE và TMPRSS2 là 2 yếu tố dẫn đến sự xâm nhập của SARS-Cov-2, các tác giả đã chỉ ra rằng có 4 trong số 6.490 (<0,1%) tế bào tinh hoàn chứa RNA cho cả hai loại protein trên. Do đó, dường như SARS-Cov-2 có thể xâm nhập vào bất kỳ tế bào nào trong tinh hoàn (ví dụ: tế bào mầm, tế bào Leydig hoặc tế bào Sertoli) như đã được giả thuyết. Tiếp theo, các tác giả báo cáo một quan sát lâm sàng thú vị và mới lạ khác là 6 (17,6%) trong số 34 nam giới báo cáo cảm giác khó chịu ở bìu tại thời điểm nhiễm COVID-19. Quan sát này cần được khẳng định và cần được nghiên cứu thêm để hiểu rõ về sinh lý bệnh cũng như di chứng sinh sản ở nam giới. Ngoài ra, dữ liệu trước đây từ các bệnh sốt khác đã chứng minh rằng bệnh cấp tính và nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể tạm thời làm giảm quá trình sinh tinh. Liệu COVID-19 có theo mô hình này hay không? Tuy nhiên, hơn 80% những người bị nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, vì vậy các tác động sinh sản đối với những người đàn ông này có thể sẽ ít bị ảnh hưởng bởi tác động của triệu chứng sốt.
Các báo cáo hiện tại không thể đánh giá bất kỳ sự thay đổi nào về chất lượng tinh dịch ở những người tham gia, vì vậy vẫn chưa biết liệu khả năng sinh sản của những người đàn ông bị nhiễm bệnh có bị suy giảm hay không? Tuy nhiên, báo cáo này đại diện cho phát hiện đầu tiên về mối liên quan giữa SARS-Cov-2 và khả năng sinh sản nam giới. Với tác động hiện tại của đại dịch đối với thế giới, khả năng dịch bệnh sẽ còn kéo dài trong một thời gian nữa và với sự ra đời của hơn 100 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm, các tác động giữa SARS-Cov-2 với sức khỏe sinh sản của con người sẽ được nghiên cứu thêm.
Tài liệu tham khảo:
Eisenberg ML. Coronavirus disease 2019 and men's reproductive health. Fertil Steril. 2020;113(6):1154. doi:10.1016/j.fertnstert.2020.04.039
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang lan rộng trên khắp thế giới, căn bệnh này được biết đến với các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như sốt, ho và mất khứu giác, nặng hơn là triệu chứng nguy kịch hô hấp cấp như khó thở. Ngoài ra, nhiều báo cáo về các triệu chứng có thể gặp ở tim, mắt, thần kinh khi nhiễm bệnh, nhưng tác động đến sức khỏe sinh sản của COVID-19 thì vẫn chưa được biết đến. Mặt khác, các báo cáo đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm trùng, bệnh tật và tử vong cao hơn ở các bệnh nhân nam, do đó sự chú ý đã chuyển sang tính nhạy cảm di truyền tiềm ẩn của nam giới. Các nhà khoa học đã xác định được con đường chính để corona xâm nhập vào tế bào là thông qua protein spike (S) của virus gắn vào thụ thể ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2) và sản xuất protease serine có tên là TMPRSS2 để cắt protein S từ đó giúp virus xâm nhập vào vật chủ, cả hai yếu tố này đều có trong tinh hoàn. Vậy liệu COVID-19 có gây ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản ở nam giới hay không?
Một nghiên cứu được tiến hành trên 34 người đàn ông mắc bệnh, khi lấy mẫu tinh dịch của họ xét nghiệm thì không tìm thấy SARS-Cov-2 trong tinh dịch thông qua phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược. Điều này có thể giúp yên tâm phần nào về khả năng lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, điều quan trọng là những người đàn ông được nghiên cứu thường đã qua giai đoạn nhiễm trùng cấp tính vài tuần và nhiều người chỉ có các triệu chứng nhẹ, vì vậy có khả năng với thời điểm sớm hơn hoặc khi tải lượng virus cao hơn có thể dẫn đến kết quả khác. Ngoài ra, protein ACE và TMPRSS2 là 2 yếu tố dẫn đến sự xâm nhập của SARS-Cov-2, các tác giả đã chỉ ra rằng có 4 trong số 6.490 (<0,1%) tế bào tinh hoàn chứa RNA cho cả hai loại protein trên. Do đó, dường như SARS-Cov-2 có thể xâm nhập vào bất kỳ tế bào nào trong tinh hoàn (ví dụ: tế bào mầm, tế bào Leydig hoặc tế bào Sertoli) như đã được giả thuyết. Tiếp theo, các tác giả báo cáo một quan sát lâm sàng thú vị và mới lạ khác là 6 (17,6%) trong số 34 nam giới báo cáo cảm giác khó chịu ở bìu tại thời điểm nhiễm COVID-19. Quan sát này cần được khẳng định và cần được nghiên cứu thêm để hiểu rõ về sinh lý bệnh cũng như di chứng sinh sản ở nam giới. Ngoài ra, dữ liệu trước đây từ các bệnh sốt khác đã chứng minh rằng bệnh cấp tính và nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể tạm thời làm giảm quá trình sinh tinh. Liệu COVID-19 có theo mô hình này hay không? Tuy nhiên, hơn 80% những người bị nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, vì vậy các tác động sinh sản đối với những người đàn ông này có thể sẽ ít bị ảnh hưởng bởi tác động của triệu chứng sốt.
Các báo cáo hiện tại không thể đánh giá bất kỳ sự thay đổi nào về chất lượng tinh dịch ở những người tham gia, vì vậy vẫn chưa biết liệu khả năng sinh sản của những người đàn ông bị nhiễm bệnh có bị suy giảm hay không? Tuy nhiên, báo cáo này đại diện cho phát hiện đầu tiên về mối liên quan giữa SARS-Cov-2 và khả năng sinh sản nam giới. Với tác động hiện tại của đại dịch đối với thế giới, khả năng dịch bệnh sẽ còn kéo dài trong một thời gian nữa và với sự ra đời của hơn 100 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm, các tác động giữa SARS-Cov-2 với sức khỏe sinh sản của con người sẽ được nghiên cứu thêm.
Tài liệu tham khảo:
Eisenberg ML. Coronavirus disease 2019 and men's reproductive health. Fertil Steril. 2020;113(6):1154. doi:10.1016/j.fertnstert.2020.04.039
Các tin khác cùng chuyên mục:
Phụ nữ thừa cân béo phì có tăng nguy cơ sẩy thai sau khi chuyển phôi nguyên bội không? - Ngày đăng: 21-09-2021
Ảnh hưởng của hình dạng tinh trùng lên kết cục mang thai và trẻ sinh ra từ IVF và ICSI: một nghiên cứu bệnh – chứng ghép cặp - Ngày đăng: 20-09-2021
Kết quả ICSI của tinh trùng tươi hoặc trữ lạnh từ micro-TESE ở bệnh nhân vô tinh không do tắc - Ngày đăng: 20-09-2021
Sử dụng machine learning để tối ứu hoá việc chọn ngày trigger nhằm cải thiện kết cục điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 16-09-2021
Rào cản và các yếu tố hỗ trợ trong việc quản lý cân nặng ở phụ nữ thừa cân – béo phì có hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 16-09-2021
Kết quả thai trên những bệnh nhân là người lành mang chuyển đoạn thuận nghịch trước và sau khi thực hiện tầm soát di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 16-09-2021
Chuyển phôi trữ ngay lập tức hay trì hoãn chuyển phôi trữ ở bệnh nhân thất bại trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2021
Định lượng DNA ti thể không xâm lấn ở phôi ngày 3 tiên lượng khả năng phát triển phôi nang: một nghiên cứu tiến cứu mù đôi đa trung tâm - Ngày đăng: 16-09-2021
Các thông số động học hình thái làm tiêu chí bổ trợ để lựa chọn phôi nang trong hệ thống nuôi cấy time – lapse - Ngày đăng: 16-09-2021
DNA ti thể trong môi trường nuôi cấy của phôi tươi so với phôi trữ ở bệnh nhân PCOS điều trị thụ tinh trong ống nghiệm: Một dấu ấn tiên lượng thai lâm sàng - Ngày đăng: 16-09-2021
Melatonin làm giảm stress oxi hóa và quá trình apoptosis do sốc nhiệt ở tinh trùng người - Ngày đăng: 16-09-2021
Són tiểu sau khi sinh ngả âm đạo hoặc mổ lấy thai - Ngày đăng: 16-09-2021
HOẠT ĐỘNG
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK