Tin tức
on Wednesday 15-12-2021 10:20pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Hồ Thị Kỳ Duyên – IVFMD Tân Bình
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến 5–10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiện nay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là phương pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ hiếm muộn mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ mắc hội chứng PCOS dễ bị hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) trong quá trình điều trị IVF và ICSI. Nhằm hạn chế nguy cơ hội chứng quá kích buồng chứng, hiện nay nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản sử dụng GnRH agonist để kích thích trưởng thành trứng trong bước cuối cùng của phác đồ điều trị bằng GnRH đối vận (GnRHant). Tuy nhiên việc sử dụng GnRHa dẫn đến tỷ lệ mang thai và làm tổ thấp hơn do giai đoạn hoàng thể bị ngắn lại, đặc biệt là trong các chu kỳ chuyển phôi tươi. Để tăng tỉ lệ mang thai và làm tổ của phôi trong các chu kì chuyển phôi tươi, các trung tâm sử dụng estrogen và progesterone hỗ trợ hoàng thể hoặc hCG liều thấp. Bên cạnh đó, trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ được xem là phương pháp loại bỏ đáng kể OHSS. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) trên 1508 phụ nữ vô sinh do PCOS trong chu kỳ IVF/ICSI đầu tiên theo phác đồ GnRHant, trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ trong các chu kì tiếp theo cho kết quả tỷ lệ sinh sống của trẻ cao hơn và nguy cơ OHSS thấp hơn so với chuyển phôi tươi. Do đó, phác đồ kích thích buồng trứng GnRHant kết hợp kích thích trưởng thành noãn bằng GnRHa và trữ phôi toàn bộ (GnRHa trigger/freeze-all) đã trở thành phương pháp ưu tiên dành cho phụ nữ mắc PCOS đang điều trị IVF/ICSI về mặt an toàn và kết quả lâm sàng.
Corifollitropin alfa là một hormone kích thích nang noãn (FSH) có tác dụng kéo dài, được sử dụng nhằm giảm số mũi tiêm cho bệnh nhân trong quá trình kích thích buồng trứng (COS). Một liều duy nhất của corifollitropin alfa có tác dụng duy trì sự phát triển của nang noãn trong 7 ngày. Một RCT và một tổng quan hệ thống phân tích tổng hợp gần đây báo cáo rằng việc sử dụng corifollitropin alfa trong các phác đồ GnRH đối vận cho tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ mang thai tương tự như sử dụng FSH tái tổ hợp (rFSH) hàng ngày ở bệnh nhân đáp ứng bình thường và đáp ứng kém đang điều trị IVF/ICSI. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy Corifollitropin alfa hiếm khi được sử dụng ở bệnh nhân PCOS do lo ngại về kích thích buồng trứng quá mức và OHSS. Nhằm mục tiêu giảm số mũi tiêm gonadotropin hàng ngày và giảm thiểu nguy cơ OHSS ở bệnh nhân PCOS đang điều trị IVF, nhóm tác giả đã sử dụng corifollitropin alfa trong phác đồ GnRHant bằng cách kết hợp kích thích buồng trứng bằng GnRHa và trữ phôi toàn bộ. Một liều duy nhất corifollitropin alfa được sử dụng trong 7 ngày đầu của COS cho kết quả khả quan với không bệnh nhân nào mắc phải OHSS và đạt được kết quả lâm sàng đáng ghi nhận. Điều này cho thấy đây là một phương pháp an toàn với bệnh nhân so với những phương pháp tiêm gonadotropin hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần tiêm GnRHant để ngăn ngừa sự gia tăng hormone gây rụng trứng sớm (LH).
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cố gắng thay thế GnRHant bằng dydrogesterone (PPOS) để ngăn ngừa tăng LH sớm ở phụ nữ PCOS đang điều trị IVF để giảm số mũi tiêm GnRHant tương tự như trong phác đồ corifollitropin alfa/GnRHant. Corifollitropin alfa được sử dụng trong 7 ngày đầu tiên của quá trình kích thích buồng trứng và thực hiện trữ phôi toàn bộ giảm thiểu nguy cơ OHSS. Phác đồ corifollitropin alfa/PPOS được áp dụng ở những phụ nữ PCOS, cân nặng từ 50 đến 70kg đang điều trị IVF trong chu kì đầu tiên. Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng phương pháp này sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng tăng LH sớm và giảm số mũi tiêm GnRHant và thực hiện so sánh kết quả lâm sàng của hai phác đồ corifollitropin alfa/PPOS và corifollitropin alfa/GnRHant.
Phương pháp:
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan và IVF Đài Bắc từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 7 năm 2018. Tổng cộng có 6684 chu kỳ IVF đã được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu trong đó có 875 bệnh nhân PCOS và 475 trong số các bệnh nhân này thực hiện chu kỳ điều trị đầu tiên. Sau cùng đã có 333 bệnh nhân PCOS được tham gia vào nghiên cứu với cân nặng từ 50 đến 70kg. Nghiên cứu phân tích trên hai nhóm bệnh nhân là nhóm sử dụng corifollitropin alfa kết hợp PPOS và nhóm đối chứng sử dụng corifollitropin alfa kết hợp GnRHant.
Kết quả:
Trong tổng số 333 chu kỳ điều trị đáp ứng các tiêu chí đưa vào phân tích có 173 chu kỳ ở nhóm nghiên cứu (nhóm corifollitropin alfa/PPOS) và 160 chu kỳ ở nhóm chứng corifollitropin alfa/GnRHant. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về nhân khẩu học và các đặc điểm cơ bản bao gồm tuổi, trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ vô sinh nguyên phát, thời gian vô sinh, AMH và nồng độ nội tiết cơ bản giữa hai nhóm trước khi thực hiện kích thích buồng trứng.
Sau kích thích buồng trứng, không có bệnh nhân nào ở cả hai nhóm bị tăng LH sớm và OHSS. Nhóm corifollitropin alfa/PPOS có 3,9 ngày tiêm và nhóm corifollitropin alfa/GnRHant mất 3,8 ngày tiêm thêm rFSH (P>0,05). Dữ liệu ghi nhận được có 14 ca (14/173 [8,1%]) ở nhóm corifollitropin alfa/PPOS và 12 ca (12/160 [7,5%]) ở nhóm corifollitropin alfa/GnRHant không có phôi nang để đông lạnh. Tất cả bệnh nhân được đông lạnh phôi đều tiến hành chu kỳ chuyển phôi trữ với tỷ lệ thai lâm sàng (62,4% so với 60,6%), làm tổ (55,8% so với 52,5%), thai diễn tiến (51,4% so với 50,0%), và tỷ lệ sinh sống (49,1% so với 48,1%) trong chu kỳ FET đầu tiên, kết quả này tương đương giữa hai nhóm bệnh nhân.
Từ đây, nghiên cứu chỉ ra rằng phác đồ kích thích buồng trứng bằng corifollitropin alfa/PPOS có thể ngăn ngừa hiệu quả tăng LH sớm đồng thời giảm số mũi tiêm GnRHant và gonadotropins. Phương pháp có tiềm năng trở thành một phương pháp đơn giản hóa, thân thiện với bệnh nhân dành cho phụ nữ mắc phải PCOS đang điều trị IVF/ICSI. Cần có thêm RCT để so sánh các kết quả lâm sàng như phòng ngừa OHSS và tỷ lệ sinh sống tích lũy với phác đồ GnRHant thông thường sử dụng gonadotropins hàng ngày.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều hạn chế như không có thay đổi nào về nhân sự, quy trình phòng thí nghiệm và thực hành lâm sàng trong suốt thời gian nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân đều được ghi nhận kết quả ở chu kỳ điều trị đầu tiên. Kết quả của nghiên cứu này có thể có một số ý nghĩa đối với thực hành lâm sàng hàng ngày và cần các nghiên cứu sâu hơn khẳng định giá trị nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo:
Ting-Chi Huang, Mei-Zen Huang, Kok-Min Seow và cộng sự. Progestin primed ovarian stimulation using corifollitropin alfa in PCOS women effectively prevents LH surge and reduces injection burden compared to GnRH antagonist protocol. Scientific Reports volume 11, Article number: 22732 (23 November 2021)
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ảnh hưởng đến 5–10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hiện nay phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) là phương pháp điều trị hiệu quả cho phụ nữ hiếm muộn mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ mắc hội chứng PCOS dễ bị hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS) trong quá trình điều trị IVF và ICSI. Nhằm hạn chế nguy cơ hội chứng quá kích buồng chứng, hiện nay nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản sử dụng GnRH agonist để kích thích trưởng thành trứng trong bước cuối cùng của phác đồ điều trị bằng GnRH đối vận (GnRHant). Tuy nhiên việc sử dụng GnRHa dẫn đến tỷ lệ mang thai và làm tổ thấp hơn do giai đoạn hoàng thể bị ngắn lại, đặc biệt là trong các chu kỳ chuyển phôi tươi. Để tăng tỉ lệ mang thai và làm tổ của phôi trong các chu kì chuyển phôi tươi, các trung tâm sử dụng estrogen và progesterone hỗ trợ hoàng thể hoặc hCG liều thấp. Bên cạnh đó, trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ được xem là phương pháp loại bỏ đáng kể OHSS. Trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) trên 1508 phụ nữ vô sinh do PCOS trong chu kỳ IVF/ICSI đầu tiên theo phác đồ GnRHant, trữ phôi toàn bộ và chuyển phôi trữ trong các chu kì tiếp theo cho kết quả tỷ lệ sinh sống của trẻ cao hơn và nguy cơ OHSS thấp hơn so với chuyển phôi tươi. Do đó, phác đồ kích thích buồng trứng GnRHant kết hợp kích thích trưởng thành noãn bằng GnRHa và trữ phôi toàn bộ (GnRHa trigger/freeze-all) đã trở thành phương pháp ưu tiên dành cho phụ nữ mắc PCOS đang điều trị IVF/ICSI về mặt an toàn và kết quả lâm sàng.
Corifollitropin alfa là một hormone kích thích nang noãn (FSH) có tác dụng kéo dài, được sử dụng nhằm giảm số mũi tiêm cho bệnh nhân trong quá trình kích thích buồng trứng (COS). Một liều duy nhất của corifollitropin alfa có tác dụng duy trì sự phát triển của nang noãn trong 7 ngày. Một RCT và một tổng quan hệ thống phân tích tổng hợp gần đây báo cáo rằng việc sử dụng corifollitropin alfa trong các phác đồ GnRH đối vận cho tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ mang thai tương tự như sử dụng FSH tái tổ hợp (rFSH) hàng ngày ở bệnh nhân đáp ứng bình thường và đáp ứng kém đang điều trị IVF/ICSI. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây cho thấy Corifollitropin alfa hiếm khi được sử dụng ở bệnh nhân PCOS do lo ngại về kích thích buồng trứng quá mức và OHSS. Nhằm mục tiêu giảm số mũi tiêm gonadotropin hàng ngày và giảm thiểu nguy cơ OHSS ở bệnh nhân PCOS đang điều trị IVF, nhóm tác giả đã sử dụng corifollitropin alfa trong phác đồ GnRHant bằng cách kết hợp kích thích buồng trứng bằng GnRHa và trữ phôi toàn bộ. Một liều duy nhất corifollitropin alfa được sử dụng trong 7 ngày đầu của COS cho kết quả khả quan với không bệnh nhân nào mắc phải OHSS và đạt được kết quả lâm sàng đáng ghi nhận. Điều này cho thấy đây là một phương pháp an toàn với bệnh nhân so với những phương pháp tiêm gonadotropin hàng ngày. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn cần tiêm GnRHant để ngăn ngừa sự gia tăng hormone gây rụng trứng sớm (LH).
Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cố gắng thay thế GnRHant bằng dydrogesterone (PPOS) để ngăn ngừa tăng LH sớm ở phụ nữ PCOS đang điều trị IVF để giảm số mũi tiêm GnRHant tương tự như trong phác đồ corifollitropin alfa/GnRHant. Corifollitropin alfa được sử dụng trong 7 ngày đầu tiên của quá trình kích thích buồng trứng và thực hiện trữ phôi toàn bộ giảm thiểu nguy cơ OHSS. Phác đồ corifollitropin alfa/PPOS được áp dụng ở những phụ nữ PCOS, cân nặng từ 50 đến 70kg đang điều trị IVF trong chu kì đầu tiên. Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng phương pháp này sẽ ngăn chặn hiệu quả tình trạng tăng LH sớm và giảm số mũi tiêm GnRHant và thực hiện so sánh kết quả lâm sàng của hai phác đồ corifollitropin alfa/PPOS và corifollitropin alfa/GnRHant.
Phương pháp:
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan và IVF Đài Bắc từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 7 năm 2018. Tổng cộng có 6684 chu kỳ IVF đã được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu trong đó có 875 bệnh nhân PCOS và 475 trong số các bệnh nhân này thực hiện chu kỳ điều trị đầu tiên. Sau cùng đã có 333 bệnh nhân PCOS được tham gia vào nghiên cứu với cân nặng từ 50 đến 70kg. Nghiên cứu phân tích trên hai nhóm bệnh nhân là nhóm sử dụng corifollitropin alfa kết hợp PPOS và nhóm đối chứng sử dụng corifollitropin alfa kết hợp GnRHant.
Kết quả:
Trong tổng số 333 chu kỳ điều trị đáp ứng các tiêu chí đưa vào phân tích có 173 chu kỳ ở nhóm nghiên cứu (nhóm corifollitropin alfa/PPOS) và 160 chu kỳ ở nhóm chứng corifollitropin alfa/GnRHant. Kết quả phân tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về nhân khẩu học và các đặc điểm cơ bản bao gồm tuổi, trọng lượng cơ thể, chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ vô sinh nguyên phát, thời gian vô sinh, AMH và nồng độ nội tiết cơ bản giữa hai nhóm trước khi thực hiện kích thích buồng trứng.
Sau kích thích buồng trứng, không có bệnh nhân nào ở cả hai nhóm bị tăng LH sớm và OHSS. Nhóm corifollitropin alfa/PPOS có 3,9 ngày tiêm và nhóm corifollitropin alfa/GnRHant mất 3,8 ngày tiêm thêm rFSH (P>0,05). Dữ liệu ghi nhận được có 14 ca (14/173 [8,1%]) ở nhóm corifollitropin alfa/PPOS và 12 ca (12/160 [7,5%]) ở nhóm corifollitropin alfa/GnRHant không có phôi nang để đông lạnh. Tất cả bệnh nhân được đông lạnh phôi đều tiến hành chu kỳ chuyển phôi trữ với tỷ lệ thai lâm sàng (62,4% so với 60,6%), làm tổ (55,8% so với 52,5%), thai diễn tiến (51,4% so với 50,0%), và tỷ lệ sinh sống (49,1% so với 48,1%) trong chu kỳ FET đầu tiên, kết quả này tương đương giữa hai nhóm bệnh nhân.
Từ đây, nghiên cứu chỉ ra rằng phác đồ kích thích buồng trứng bằng corifollitropin alfa/PPOS có thể ngăn ngừa hiệu quả tăng LH sớm đồng thời giảm số mũi tiêm GnRHant và gonadotropins. Phương pháp có tiềm năng trở thành một phương pháp đơn giản hóa, thân thiện với bệnh nhân dành cho phụ nữ mắc phải PCOS đang điều trị IVF/ICSI. Cần có thêm RCT để so sánh các kết quả lâm sàng như phòng ngừa OHSS và tỷ lệ sinh sống tích lũy với phác đồ GnRHant thông thường sử dụng gonadotropins hàng ngày.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng tồn tại nhiều hạn chế như không có thay đổi nào về nhân sự, quy trình phòng thí nghiệm và thực hành lâm sàng trong suốt thời gian nghiên cứu. Tất cả bệnh nhân đều được ghi nhận kết quả ở chu kỳ điều trị đầu tiên. Kết quả của nghiên cứu này có thể có một số ý nghĩa đối với thực hành lâm sàng hàng ngày và cần các nghiên cứu sâu hơn khẳng định giá trị nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo:
Ting-Chi Huang, Mei-Zen Huang, Kok-Min Seow và cộng sự. Progestin primed ovarian stimulation using corifollitropin alfa in PCOS women effectively prevents LH surge and reduces injection burden compared to GnRH antagonist protocol. Scientific Reports volume 11, Article number: 22732 (23 November 2021)
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kỹ thuật đông lạnh noãn có làm gia tăng tỷ lệ phôi lệch bội? - Ngày đăng: 13-12-2021
Đặc điểm động học phát triển của phôi khảm - Ngày đăng: 13-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Mối tương quan giữa nồng độ progesterone vào ngày chọc hút trứng với các loại hormon cơ bản và kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 11-12-2021
Xác định giới tính phôi người không xâm lấn bằng cách sử dụng RT-PCR cho môi trường đã nuôi cấy phôi: một nghiên cứu chứng minh tính khả thi của ý tưởng - Ngày đăng: 09-12-2021
Tốc độ phát triển phôi nang ảnh hưởng đến kết quả thai ở các chu kỳ chuyển phôi trữ đơn phôi nang có chất lượng tương đồng - Ngày đăng: 09-12-2021
Bảo quản lạnh kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả chuyển phôi sau chiến lược trữ phôi toàn bộ chọn lọc: Một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 06-12-2021
Kết quả lâm sàng của chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở phụ nữ ≥ 40 tuổi có đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 06-12-2021
Lựa chọn tinh trùng bất động bằng laser không ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và trẻ sơ sinh từ chu kỳ TESA-ICSI - Ngày đăng: 06-12-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK