Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 15-05-2021 1:24am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
Chu Khánh Linh – IVF Vạn Hạnh

Khoảng 5-10% nguyên nhân vô sinh ở nam giới là do không có tinh trùng (azoospermia). Sự kết hợp ICSI với phẫu thuật trích tinh trùng từ tinh hoàn (TESE) được coi là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vô tinh không do bế tắc (NOA). TESE có thể được thực hiện trong một chu kỳ ICSI, trùng với việc lấy noãn (OPU) bằng cách sử dụng tinh trùng tươi, hoặc cách khác, có thể được thực hiện và trữ lạnh để sử dụng trong các chu kỳ ICSI tiếp theo. Cả hai chiến lược đều có những ưu và nhược điểm về mặt lý thuyết, tuy nhiên, khi so sánh kết quả ICSI sử dụng tinh trùng tươi và đông lạnh ở nam giới NOA, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Vì vậy, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu so sánh các kết quả ICSI của chu kỳ sử dụng tinh trùng TESE tươi so với rã đông thu được trong TESE tươi trước đó.
 
Bài nghiên cứu đánh giá kết quả ICSI của 75 cặp vợ chồng với tinh trùng TESE, từ năm 2012 đến 2019. Tất cả bệnh nhân đều trải qua hai chu kỳ ICSI, chu kỳ đầu tiên sử dụng tinh trùng TESE tươi và chu kỳ tiếp theo sử dụng tinh trùng TESE trữ lạnh từ mẫu TESE tươi còn dư ở chu kỳ ICSI trước. Cuối cùng theo dõi kết quả thụ tinh, tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống, cùng với các kết quả phụ khác.

Kết quả thu được như sau:
- Tuổi trung bình của các cặp vợ chồng tương tự nhau giữa các nhóm tươi và trữ, kể cả tuổi chồng (36 ± 8,3vs 36 ± 8,3) và tuổi vợ (32,7 ± 5,6 vs 33,4 ± 5,5).
- Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về số lượng trung bình của số noãn chọc hút (10,53 ± 6 và 10,14 ± 5,6 ) hay số noãn MII (8 ± 5,1 và 7,6 ± 4,2 ) thu được trên mỗi OPU.
- Tỷ lệ thụ tinh của nhóm tươi và trữ lần lượt là 61,7% và 63,4% (p>0,05).
- Tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ trẻ sinh sống trên mỗi lần chuyển phôi cao hơn không đáng kể (p>0,05) ở mẫu trữ lạnh so với TESE tươi (17,1% so với 13,6%, và 26,1% so với 15,5% tương ứng)
- Tỷ lệ sẩy thai cộng dồn trên mỗi bệnh nhân cao hơn đáng kể (14,7% so với 4%, p <0,022 tương ứng) ở nhóm TESE tươi so với nhóm TESE trữ.
- Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn sau khi chuyển phôi tươi và trữ lạnh-rã đông liên tiếp, cao hơn đáng kể khi sử dụng tinh trùng TESE trữ lạnh so với tinh trùng TESE tươi ( 34,7% so với 16%, p <0,007 tương ứng)

Như vậy, kết quả của các chu kỳ ICSI sử dụng tinh trùng TESE trữ lạnh là tốt bằng hoặc thậm chí tốt hơn so với sử dụng tinh trùng TESE tươi. Nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn để khám phá các yếu tố chịu trách nhiệm cho kết quả ICSI được cải thiện khi sử dụng các mẫu tinh trùng TESE trữ lạnh so với mẫu tươi.

Nguồn: Aizer, Adva, et al. "Testicular sperm retrieval: What should we expect from the fresh and subsequent cryopreserved sperm injection?." Andrologia 53.1 (2021): e13849.

Các tin khác cùng chuyên mục:
SIÊU ÂM THAI PHỤ NHIỄM SARS-CoV-2 - Ngày đăng: 04-05-2021
THƯ VIÊN
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK